Nắm lấy (hay giành lại) quyền kiểm soát

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 73 - 75)

kiểm soát

ài năm trước, trong một lần xem ti vi, khi chuyển kênh, tôi tình cờ

thấy một chương trình khá mới của đài TLC. Tôi đã nghĩ nát óc mà không sao nhớ nổi tên của chương trình đặc biệt này vì tôi chỉ

xem một lần duy nhất và theo tôi được biết không lâu sau đó chương trình này đã bị hủy bỏ.

Nội dung của chương trình là mỗi số sẽ tập trung vào vấn đề của một gia đình hoặc một bà mẹ, cô ấy sẽ nói những trăn trở của mình trong việc nuôi dạy con. Và nhóm các bà mẹ khác sẽ nói chuyện với cô ấy thông qua chương trình và đưa ra những ý kiến, giải pháp. Các chuyên gia cũng tham gia giúp đỡ tuy nhiên họ nằm trong một cảnh quay riêng. Do đó tôi nghĩ bạn cũng có thể gọi đó là một dạng chương trình thực tế

về các bà mẹ tự giúp nhau.

Có một số trong chương trình khiến tôi ấn tượng – chuyện kể về bà mẹ có ba cô con gái. Cô ấy đứng trước máy quay đặt trong nhà và diễn tả mình đã phải vất vả thế nào với các cô con gái.

Cô ấy kể khi bắt đầu làm mẹ, cô đã quyết định luôn cho phép con mình được lựa chọn, để con tự quyết định sẽ làm gì, ăn gì, mặc gì, đi đâu. Luôn luôn như thế. Vì theo như cô giải thích – trong khi mấy đứa con vẫn đùa nghịch nhốn nháo quanh cô – là khi còn bé cô chưa bao giờ được phép làm như thế. Cô tin rằng cho con cái quyền lựa chọn trong mọi việc sẽ khiến trở nên tự tin và bản lĩnh hơn bản thân cô.

Nếu chỉ để thuyết phục bản thân là mình đã xem chương trình này chứ đó không phải là một giấc mơ tồi tệ, tôi sẽước có cách nào đó để

chương trình này được kéo dài lâu hơn để tôi có thể tìm được một clip trên youtube. Dù vậy tôi vẫn nhớ được khá nhiều chi tiết. Ví dụ, tôi thấy bà mẹ đang cố làm bữa sáng cho các con để chúng kịp tới trường. Cả ba đứa con đã ngồi vào bàn, cô hỏi các con muốn ăn gì. Bạn sẽ được điểm cộng nếu đoán được rằng mỗi cô con gái (mà theo tôi nhớ thì chúng tầm

bốn, năm tuổi đến tám, chín tuổi) muốn ăn những thứ hoàn toàn khác nhau. Nên bà mẹ phải làm ba món ăn khác nhau và sau đó hỏi xem

chúng muốn thức ăn được đặt lên loại đĩa nào – tôi thề rằng, đây chính là điều tôi nhớ. Cô ấy bưng một chồng đĩa giấy dành cho trẻ con với những màu sắc và kiểu dáng khác nhau. Nếu đoán được điều tiếp theo, bạn sẽ lại được điểm cộng, hoặc bạn không nên được thưởng vì điều tôi vừa nói đã tiết lộ phần nào rồi – các con quay ra tranh nhau cái đĩa có kiểu dáng bắt mắt hơn mà bà mẹ hiển nhiên chỉ có một chiếc như thế.

Liệu bà mẹ này, có chịu bó tay không? Bọn trẻ tiếp tục than vãn và tranh cãi về việc chúng sẽ mặc gì tới trường và chúng sẽ buộc tóc theo kiểu nào. Tốt thôi, đó chưa chắc là thứ cuối cùng nhưng đã có thể là như

thế. Và điều khiến tôi rất ngạc nhiên là những cô con gái này không tự

tin vào bản thân. Thật ra chúng cũng có một chút tự tin theo kiểu chỉ

cần chúng kêu gào và rên rỉ đủ nhiều, chúng sẽ có được thứ chúng muốn nhưng lại chẳng bao giờ thấy hài lòng với điều đó. Bọn trẻ thật hỗn xược – nếu bạn định nghĩa từ hỗn xược là cãi lại một cách vô lễ. Chúng tru tréo một cách tinh quái. Và chắc chắn đó là những đứa trẻ

ích kỷ. Nếu bạn cho rằng việc bà mẹ cho con quyền lựa chọn với tất cả

mọi thứ trong cuộc sống là để khiến con tự tin hơn thì tôi xin phép phản biện lại rằng:

Ngoài coi mình là nhất ra – các cô con gái chỉ biết đến bản thân và đố kỵ với niềm vui và sở thích của chị em mình, chúng không hề biết quan tâm đến mẹ hay gia đình – chúng dường như chẳng hiểu gì về bản thân mình. Những đứa trẻ đã nhầm lẫn giữa việc đạt được thứ mình muốn với làm sao để trở nên tự tin. Hay dù sao đi nữa, chính bà mẹ mới là người bị.

Đó không phải là bức tranh đẹp về cuộc sống gia đình. Và rõ ràng bà mẹ với ý định tốt đẹp ban đầu này không hạnh phúc với kết quả thu được. Dù vậy, mãi đến khi nhận được lời khuyên chân thành từ những người bạn quán cà phê qua chương trình thực tế này, cô ấy mới nhận ra lý do tại sao. Vào thời điểm đó, con trai tôi còn nhỏ, chúng còn chưa biết nói – thằng em thì mới sinh, còn thằng anh mới chập chững biết đi và vẫn chưa thể diễn tả được ý mình muốn bằng lời nói. Lúc ấy tất cả

những gì tôi đã nghĩ là chuyện này sẽ không xảy ra với tôi.

Tôi nghĩ: “Tại sao bà mẹ xinh đẹp đó lại nhầm lẫn giữa việc muốn đối xử dịu dàng và tôn trọng con cái (như tôi đã kể, bố mẹ cô ấy có lẽ

đã không đối xử như thế với cô) với việc để chúng tự ý làm mọi việc?”

Tôi không muốn biến mình thành người giúp việc, đầu bếp chuyên phục vụ đồ ăn nhanh, hay kẻ dung thứ cho những hành vi ích kỷ chỉ để đem đến cho con lòng tự trọng – theo tôi, đó là thứ con cái hoàn toàn có thể

Tôi không muốn biến mình thành người giúp việc, đầu

bếp chuyên phục vụ

đồ ăn nhanh, hay kẻ

dung thứ cho những hành vi ích kỷ chỉ để

đem đến cho con lòng tự trọng – theo tôi, đó là thứ con cái hoàn toàn có thể có được chứ không phải

chiếc chìa khóa mà bố mẹ cần trao để

chúng vào lâu đài.

có được chứ không phải chiếc chìa khóa mà bố mẹ cần trao để chúng vào lâu đài.

Nên ngay sau đó, Quy tắc Bà mẹ khắc nghiệt số 5: Nắm lấy quyền kiểm soát đã ra đời.

Sau này, tôi thấy rằng việc duy trì và giữ vững quyền kiểm soát cho đến tận hôm nay – việc duy trì vị thế là người lớn trong nhà – không giống với việc trở nên độc đoán hay tước đoạt quyền dân chủ. Thay vì thế, đó là quyền uy. Điều này có nghĩa là: khi bạn có quyền uy, bạn sẽ tạo cho con cảm giác thoải mái vì luôn có người đảm trách việc chèo lái con thuyền gia đình, việc của bố mẹ là quan tâm lo toan mọi chuyện còn việc của con cái là trưởng thành. (Ngược lại, bố mẹ độc đoán là những người sống trong một thế giới yêu cầu con cái “chỉ được nhìn chứ không được lắng nghe”).

Tôi hy vọng các bạn đồng ý với tôi là những cha mẹ có uy, luôn nắm quyền kiểm soát là những người nuôi dạy được con trưởng thành, tự tin, tự lập và khiêm tốn nhất (theo những cách hợp lý). Những bậc cha mẹ uy quyền, nắm quyền kiểm soát, không đời nào sinh ra những đứa con mà chúng nghĩ rằng hạnh phúc là lấy được chiếc đĩa cuối cùng có hình chuột Minnie.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 73 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)