Khi tôi viết những dòng này, tôi đang nghĩ lại việc bà ngoại tôi đã bảo con cái ăn bông cải xanh trên đĩa dù họ thấy có sâu trên đó. Bạn có thể tưởng tượng nổi chuyện đó xảy ra vào thời nay không? Tất nhiên là không – và chỉ có một phần lý do là vì chúng ta mua loại bông cải xanh đã được trừ sâu quá tốt nên chẳng hề có bất cứ một con sâu trên đó. Và nếu chẳng may có, chúng ta sẽ đổ bông cải xanh đi và cho bọn trẻ ăn thứ
gì đó khác.
Bạn có thể chịu nổi một ví dụ khác liên quan đến quá khứ chứ? Bạn có biết tại sao trong hầu hết các môn thể thao dành cho giới trẻ ngày nay, ai cũng có một cái cúp không? Thất bại bị bưng bít, chiến thắng được vinh danh. Hồi bố chồng tôi khoảng bảy tuổi, có lần đi thơ thẩn qua một nhóm người đang chơi bóng đá trên cái sân gần nhà và bố đã hỏi chuyện gì đang xảy ra. Cuối cùng bố đã gia nhập liên đoàn bóng đá Đức-Mỹ mà ông bà không hề biết (ít ra là lúc đầu). Ông đã chơi bóng cho tới khi trưởng thành và không thể nhớ nổi liệu ông bà thậm chí có từng đi xem một trận đấu, chứ đừng nói đến có tung hô những thành công hay an ủi những thất bại của ông hay không.
Tôi không định nói ông bà đúng; họ chỉ làm những gì các bậc cha mẹ
hồi đó vẫn làm. Nhưng họ cũng không sai, nếu nghĩ đến kết quả là một người đàn ông, chính là bố chồng tôi, từ rất sớm đã học được bằng cách này hay cách khác, rằng thế giới không trải ra cho mình, rằng ông phải tự mình nỗ lực vượt qua nó và đôi khi sẽ thấy một vài nỗi đau khổ. Ông không phải là một hiện tượng “được nuôi dạy trong thế giới vô hại với trẻ em”, chắc chắn rồi, dù ông vẫn được cha mẹ yêu thương và nuôi dạy thành người có năng lực (tôi biết điều này bởi vì, ông đã nuôi dạy nên một người con trai tuyệt vời là chồng tôi!)
Trong khi đó, trong thời đại cha mẹ can thiệp quá nhiều vào đời sống của con cái ngày nay, kế hoạch của chúng ta là làm cho thế giới trở
nên vô hại với con cái. Thay vào đó, chúng ta nên tập trung vào việc dạy con luộm thuộm, những đầu gối trầy xước, những người bạn không
trung thành và những người thầy cô không hợp chuyện. Những bộ phim chúng không được phép xem và những món đồ điện tử chúng phải chờ
Hướng tới mục tiêu dài hạn đơn giản hơn việc tưởng tượng ra những kế hoạch lớn lao hay những kế hoạch ủy mị và cũng phức tạp hơn việc cho bọn trẻ những khoản tiền cần thiết giúp định rõ những niềm tin và ước mơ, kế hoạch và ý đồ của chính chúng.
Nếu bạn đã quyết tâm hướng tới mục tiêu lâu dài, đầu tiên bạn phải quyết định xem bạn muốn thấy kết quả lý tưởng cuối cùng là gì? Được rồi. Tôi biết bạn đang nghĩ gì. Chúng ta có thể làm tất cả những gì tốt nhất có thể và chuẩn bị cho một kết quả tuyệt vời nhất, nhưng sẽ thế nào nếu những gì chúng ta làm đơn giản là… không phù hợp với bọn trẻ? Đây là chuyện xảy ra: Bạn biết câu ngạn ngữ cổ về những kế hoạch được chuẩn bị kỹ lưỡng (best-laid plans(3)) rồi đấy. Bạn cũng đã nghe người ta nói về những đứa con bị ghét bỏ, về những thất bại và những điều đáng thất vọng không thể nào hiểu nổi tại sao (“dù họ thật sự là những ông bố bà mẹ tốt!”).
Nhưng tôi không định nói về những kế hoạch. Kế hoạch là những thứ kiểu như: “Con tôi sẽ học Harvard,” hay “Con tôi sẽ trở thành một chuyên gia, một bác sĩ hay một luật sư.” Tôi thậm chí cũng không định nói về những niềm tin và ước mơ nhẹ nhàng, đầy tâm sự như: “Con tôi sẽ được hạnh phúc” hay “Con tôi sẽ cảm thấy thích nghi với thế giới để
chúng có thể chịu đựng được những hòn đá, những mũi tên phi tới từ
những trận bóng thua và những bài kiểm tra điểm kém và những dự án an toàn và yên tâm.” Tất cả những điều này đều mang tính cá nhân, văn hóa, xã hội – và dễ thay đổi. Cái mong ước ủy mị và mơ hồ “Con tôi sẽ
được hạnh phúc” là cái dễ bịảnh hưởng nhất: ai nói được “hạnh phúc” là gì? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu định nghĩa hạnh phúc của bạn là “công việc tốt, nhà đẹp, gia đình tử tế, những kỳ nghỉ tuyệt vời,” và định nghĩa về
đứa-con-rốt- cuộc-cũng-đã-trưởng- thành của bạn là “biết lướt sóng”? Không, với tôi, hướng tới mục tiêu dài hạn đơn giản hơn việc tưởng tượng ra những kế hoạch lớn lao (Harvard) hay những kế hoạch ủy mị (hạnh phúc ngọt ngào), và cũng phức tạp hơn việc cho bọn trẻ những khoản tiền cần thiết giúp định rõ những niềm tin và ước mơ, kế hoạch và ý đồ của chính chúng. Giúp chúng có sức mạnh và tinh thần tự lập, khả năng tự
định hướng, trí thông minh, khả năng sáng tạo đủ để lập kế hoạch, và lòng can đảm đủ để đưa kế hoạch vào hành động, hoặc để chuyển hướng khi tình hình trở
nên khó khăn, hoặc trở nên hoàn toàn tồi tệ.
Tôi muốn con cái mình cảm nhận được tình yêu của chồng tôi và cả
nhìn thấy chúng tôi làm việc vất vả và hiểu được giá trị của điều đó. Tôi muốn chúng cảm thấy biết ơn và cảm thông với bố mẹ. Tôi muốn chúng cảm nhận được vị trí của mình trong lịch sử gia đình. Tôi muốn chúng biết tự lập. Và còn điều cuối cùng ư? Đó là điều khó nhất, bởi vì tôi muốn điều đó nhất, và về bản chất nó có nghĩa là chúng sẽ rời khỏi tôi.
Nhưng đó chẳng phải là ý nghĩ thường trực hay sao?