Dạy con kỹ năng sống Còn có thể là ai ngoài bạn.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 108 - 111)

thể là ai ngoài bạn.

ôi rất hiếm khi rửa xe – thật xấu hổ khi phải thừa nhận điều đó. Tôi phải nói rằng không phải vì tôi không biết rửa xe (sự thật là hồi bé, lúc nào cũng là mấy chị em tôi rửa xe, và tôi từng thích làm công việc đó, thích cảm giác mình biết rửa xe, biết xát xà phòng lên xe, rửa trôi xà phòng và đánh bóng chiếc xe hơi nhà mình). Nhưng bây giờ, mỗi khi có thời gian rảnh, những việc kiểu ấy chắc chắn sẽ trôi tuột xuống cuối danh sách việc-cần-làm của tôi, và tôi vẫn đi khắp nơi bằng chiếc xe bị bám bẩn bên ngoài và đống đất cát, bụi bẩn bên trong. Ít nhất tôi có thể tự khen mình vì đã cấm bọn trẻ ăn uống trong xe, nhờ vậy tôi không phải thấy đống vỏ hộp nước trái cây và vụn bánh Goldfish bốc mùi dưới sàn xe hơi. Cũng để bao biện cho cho cái xe hơi đầy bụi bẩn của tôi, tôi sẽ nói ngay đây: Nếu chúng ta cân đo mức độ ưu tiên của chúng, chẳng phải việc dọn toilet vẫn quan trọng hơn việc rửa chiếc xe Toyota sao?

Lý do tôi muốn đưa ra ở đây là bất cứ khi nào tôi thấy có nhóm học sinh nào đó tổ chức chiến dịch rửa xe gây quỹ, tôi sẽ mang xe đến đó. Con tim đa cảm của tôi như được sưởi ấm khi biết rằng các câu lạc bộ

học đường và các đội thể thao vẫn gây quỹ bằng cách làm công việc rửa xe, chỉ vì tôi đã từng làm thế hồi còn học phổ thông – cái hồi chúng tôi phải lấy nước rửa xe từ con suối trong vùng (đùa đấy). Và tính cách keo kiệt của tôi cũng được sưởi ấm vì tôi chỉ phải bỏ ra 5 hoặc 10 đô-la, rẻ

hơn hẳn phí rửa xe đắt đỏ của dịch vụ rửa xe chuyên nghiệp. (Được rồi, bọn trẻ không hút bụi trong xe, nhưng lúc rảnh tôi có thể tự làm việc đó cơ mà).

Gần đây, có một chiến dịch rửa xe gây quỹ đã được tổ chức trên khu để xe của một trường tiểu học trong vùng vào xế chiều thứ Bảy. Hôm đó,

ở trường có thi đấu bóng đá, nên bãi để xe chật kín ô tô. “A ha!” Tôi nghĩ. “Xe mình sắp được sạch bóng rồi!” Và ngay sau khi trận đấu của một trong hai cậu con trai của tôi kết thúc, tôi liền lái chiếc xe Toyota

của mình qua đó để rửa. Lúc ấy, đội cổ động của trường phổ thông đang gắng sức phun nước lên xe, lau chùi bằng những miếng bọt biển và vắt kiệt những chiếc khăn tắm. Mặc dù chúng làm việc rất nhanh nhẹn, nhưng tôi phải nói thật với bạn rằng những cô bé này chẳng biết rửa xe gì cả. Ý tôi là, chúng có biết một chút, nhưng kể cả những kiến thức sơ

đẳng như phải làm ướt và xát xà phòng lên gần hết chiếc xe, sau đó mới rửa trôi xà phòng, rồi làm khô chiếc xe… dường như cũng vượt quá tầm hiểu biết của chúng.

Một cô bé đã cầm miếng bọt biển trong tay với thái độ biểu cảm như

thể đây là sinh vật ngoài hành tinh nhớp nháp. Những cô gái này có thể

nhanh chóng và thuần thục xếp thành hình kim tự tháp rồi tách ra, nhưng có biết dùng khăn không ư? Không biết mấy. Và tôi thề tôi không bịa chuyện này, khi cô bé cổ động viên với chiếc khăn vắt trên vai đi về

phía chiếc xe rốt cuộc cũng có vẻ đã được dội nước và trở nên sạch sẽ

của tôi, chiếc điện thoại nằm trong túi quần soóc của cô bé phát tiếng kêu tít tít. Cô bé dừng bước, rút điện thoại ra và bắt đầu nhắn tin lại trong khi vẫn đứng ngay ngoài cửa xe của tôi, quên hẳn chiếc xe ướt, chưa kể đến người lái xe là tôi đang bối rối và càng lúc càng khó chịu vì phải đợi hóa đơn thanh toán giá 5 đô-la trong tay cô bé, còn cậu cầu thủ

nhí con tôi thì đang đói meo ở ghế sau.

Tôi nghĩ sao ư? Tôi thấy chướng tai gai mắt, nhưng cũng lấy làm ngạc nhiên. Và nếu bạn nghĩ tôi có ác cảm với các thành viên đội cổ vũ – vì những người tiền nhiệm của họ đã không chọn tôi vào đội tuyển ồi tôi mới lên cấp ba, cái thời tôi khao khát được trở nên sành điệu – thì tôi không chỉ nhắm vào mỗi đội cổ vũ. Sự thật là, tôi chắc chắn rằng các thành viên của câu lạc bộ Booster, đội đấu vật và Cộng đồng vinh danh tiếng Tây Ban Nha cũng chẳng phải là những nhà rửa xe vô địch (Tôi từng thấy chúng làm rồi).

Được rồi, vậy là chưa có ai từng dạy những cô gái trẻ này (Hay những đứa trẻ trong Cộng đồng vinh danh tiếng Tây Ban Nha hoặc thành viên của câu lạc bộ Booster) cách rửa xe. Chúng có nên biết rửa xe không ư? Tôi nghĩ là có. Có lẽ bọn trẻ không hẳn phải biết kỹ năng cụ thể này, nhưng nếu bạn dùng cụm “biết rửa xe” theo nghĩa ẩn dụ, ám chỉ những kỹ năng sống hữu ích nhưng đôi khi hơi lỗi thời khác, thì tôi nghĩ nhìn chung không biết quả là tệ.

Tôi đã cố rộng lượng, bằng cách nghĩ về cô bé rửa xe của đội cổ động kia theo cách này: có lẽ cô bé phải trông cậu em trai bốn tuổi sau giờ

học, vì vậy cũng đúng thôi khi bố cô bé phải rửa xe, cắt cỏ, cào lá khô và xúc tuyết (giả sử ngay cả bố cô bé cũng phải t làm việc nhà, giả định là cả nhà cùng làm sẽ rẻ hơn thuê người giúp việc). Có lẽ cả núi bài tập ở

trường và hàng giờ tập luyện ở đội cổ vũ cũng như kế hoạch thi đấu đã chiếm hết thời gian của cô bé, và bố mẹ đành bất đắc dĩ thay cô bé làm những việc còn lại.

Nhưng đây không chỉ là vấn đề thời gian, bởi hãy nhớ tôi dùng kỹ

năng rửa xe như một hình ảnh ẩn dụ cho những kỹ năng sống và việc nhà khác mà thế hệ của tôi được dạy làm, và phải làm hằng ngày. Tôi đang nghĩ rằng cô bé mười sáu, mười bảy tuổi này cũng giống như nhiều cô cậu cùng tuổi, đều trốn tránh không học làm những việc kiểu đó vì tin rằng chúng không còn cần thiết nữa. Ngoài ra, có những việc có vẻ

hơi lạc hậu – nếu không phải gây quỹ cho đội của mình, tại sao cô bé này lại nên biết rửa xe chứ, trong khi cô bé có thể hoặc nên làm những việc khác, như học ôn thi SAT?

Nhưng nó rất cần thiết, và không hề lạc hậu. Vấn đềở đây là bạn cần phải biết làm bất cứ việc nhà hay kỹ năng cụ thể nào đấy mà cô bé này đang thiếu sót (dù bạn sẽ luôn tìm ra lý lẽ biện hộ cho chuyện mình không biết làm việc gì đó như dùng khoan điện, thay lốp xe hoặc chặt gà, đây là những việc tôi vẫn không giỏi được mặc dù mẹ đã cố dạy), mà còn là bằng cách làm việc nhà, bạn sẽ học được nhiều điều như sống có trách nhiệm, hay biết quan tâm, giúp đỡ người thân trong gia đình. Biết tìm cách trảơn bố mẹ vì đã cho bạn những tấm vé xem ca nhạc, đôi bốt mới hay chiếc váy dạ hội mà bạn khao khát có được.

Hãy để tôi tiếp tục mở rộng vấn đề: bằng cách làm việc nhà, bọn trẻ

không chỉ biết tự rửa xe hay cắt cỏ, hoặc học được cách sống trách

nhiệm và quan tâm đến người khác mà còn cảm thấy tự tin, chủ động và

trưởng thành hơn khi chúng biết làm việc của “người lớn”, và còn làm tốt nữa.

Nói đơn giản, điều này khiến bạn cảm thấy dễ chịu, và tự hào. Cảm giác đó thật tuyệt và kéo dài lâu hơn cảm giác hãnh diện vì có đôi chân đẹp hay có tài xoạc chân.

Thôi được rồi, vậy là cô gái vui vẻ, trẻ trung, ngọt ngào, lại biết xếp chữ này thật sự không thể rửa xe. Cô bé cũng không thể làm gì nữa đây? Liệu có biết cách làm sandwich? Đóng đinh? Đun sôi nước để nấu mỳ

ống? Lau chùi đồ đạc? Gấp ga trải giường? Trồng hoa tulip? Thay tã lót? Tại sao bọn trẻ ngày nay – nói chung – trong nhiều mặt tỏ ra thông minh hơn, thạo đời hơn và hiểu biết hơn nhiều người ngày xưa (chào nhé, Internet!), nhưng lại không biết dùng đầu nào của cây lau nhà? Và bạn đừng nghĩ tôi chỉ nói về việc nhà (ai còn dùng cây lau nhà nữa, khi đã có những dụng cụ lau dọn nhà cửa của hãng Swiffer?(1) Tôi chứ ai, nhưng thôi, tôi lạc đề rồi), tôi đang nói về những kỹ năng. Tôi nói về con

Kết quả có vẻ là một thế hệ con trẻ chứa cả kho tri thức khổng lồ nhưng lại có ít kỹ năng thực tiễn – và tệ hơn, sở hữu một khả năng phán đoán kém do

thiếu kinh nghiệm.

cái chúng ta, những sinh viên biết làm việc nhà. Những thanh niên đã dọn ra ở riêng và biết là áo sơ mi khi đến buổi phỏng vấn xin việc. Những người biết phần ghi giá nằm ở đâu trên nhãn dán của túi thịt bò xay, hay những người biết thế nào mới là dưa hấu ngon. Và những người có thể ghé qua nhà bố mẹ, khi bố mẹ già yếu và làm mọi việc thay họ.

Tôi đang nói về việc những đứa trẻ muốn cùng làm việc nhà, muốn biết làm việc nhà, có thể làm và hăng hái làm việc nhà – và có lẽ, chúng còn vừa làm vừa suy nghĩ về nó – lúc ấy sẽ là một cảm giác tuyệt vời, không dễ gì có được, đó là cảm giác: “Mình có thể làm được”.

Bạn biết đấy. Niềm tự hào. Đó là lý do tại sao tôi gửi tới bạn Quy tắc Bà mẹ khắc nghiệt số 7: Dạy con kỹ năng sống. Còn có thể là ai ngoài bạn? Có quá nhiều người trẻ – cô bé trong đội cổ vũ kia chỉ là một ví dụ – sắp bước ra thế giới biết cách làm tất cả những thứ cao siêu, nhưng không phải lúc nào cũng có những kỹ năng hữu ích làm chỗ dựa, và quan trọng hơn, chúng thiếu niềm tự hào vào bản thân – thứ đi kèm với những kỹ năng đó.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 108 - 111)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)