Tập nói câu: “Đây là điều chúng ta làm”

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 139 - 140)

“Nhưng bạn Tommy đã có một cái xe Ground Force Drifter rồi.” “Mẹ ơi, mẹ biết không, bạn Caitlin được thức đến tận 9 giờ tối vào tất cả các ngày trong tuần, và được thức khuya đến mấy giờ cũng được vào cuối tuần nữa!” Sự thể là thế này: trẻ con đòi hỏi được cho nhiều món đồ

hoặc đặc ân hơn và những đặc ân cũng dần dần lớn hơn. Chúng viện bất cứ lý lẽ nào có thể tập hợp được, bao gồm cả phạm vi giới hạn rộng lớn mà những đứa trẻ khác được bố mẹ nó cho phép. Và bạn không thể

ngăn chặn điều này. Tôi đoán chắc rằng thời tiền sử đã có đứa trẻ sống trong hang động từng phàn nàn rằng một số bạn bè của nó có thể một mình săn voi ma mút mà tại sao bố mẹ nó lại cứ bắt nó phải ngồi im trong hang nhà mình như con nít vậy? Thế đấy, bạn không thể ngăn bọn trẻ ngừng so sánh những đặc ân và những món đồ chơi nó có trong hộp đựng đồ chơi hay trong cái stash(7) điện tử với bạn của nó. Điều bạn có thể làm là đảm bảo rằng đâu là giới hạn, tiêu chuẩn đạo đức, quy tắc của bạn.

Điều này nghe đơn giản đến tức cười, nhưng nó hoàn toàn đúng. Năm ngoái, cậu con trai lớn của tôi đã tranh luận với tôi để được thức

khuya hơn, hồi đó nó đã nói rằng: có một cô bé bằng tuổi mà nó quen ở

điểm dừng xe buýt được phép chọn giờ đi ngủ. Tôi đã giận dữ nói nhà người ta làm vậy là sai lầm, nhưng sau đó tôi cũng đã nhận ra: đây không phải là chuyện của nhà người ta, mà đây là chuyện nhà mình. Vì vậy tôi đã nói: “Nghe này, con yêu, mẹ hiểu ý con, nhưng đây là điều chúng ta làm ở nhà mình. Con được thức khuya hơn một chút vào cuối tuần và khi lớn hơn một chút, chúng ta sẽ nói về chuyện này lần nữa.” Thằng bé vẫn cằn nhằn, nhưng nó đã nghe lời tôi.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 139 - 140)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)