Làm thế nào để Hãm phanh lạ

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 132 - 134)

Điều quan trọng nhất trong việc hãm cái phanh trở- thành-người-lớn là hãy làm những việc thiết thực. Bạn phải ra quyết định kiểu “Mình sẽ không cho nó sô đa hay kẹo hoặc bánh cupcake trước khi nó hỏi xin. Còn khi nó xin ư? Ờ, chúng ta sẽ

nghĩ lại chuyện này sau.” Bạn phải vạch ra kế hoạch: “Nếu mình mua cho chúng một cái máy tính, mình sẽ phải đặt ra thời gian biểu cho việc sử dụng máy tính của hai anh em, và có thể mình bắt đầu phải sử

dụng đồng hồ bấm giờ dùng trong nhà bếp rồi đây.” Bạn phải đặt ra những quy tắc ngắn hạn: “Con có thể xem ti vi hoặc chơi điện tử trong khoảng thời gian từ lúc con làm xong bài tập về nhà cho đến khi chúng ta ăn tối, nhưng không được chơi sau đó, khi chúng ta đang cùng nhau tập đàn hoặc cùng đi dạo.” Và bạn phải đặt ra những quy tắc dài hạn: “Đồng ý là sau này con sẽ có máy tính và những món đồ công nghệ

khác, nhưng cho đến khi con vào ký túc xá đại học, sẽ chẳng có cái máy tính nào trong phòng con đâu, chấm hết.”

Tôi sẽ không nói ra những quy tắc cụ thể, bởi chúng phụ thuộc vào bạn, nhưng bạn phải làm gì đó để tạo ra những quy tắc; nếu không tất cả

những gì bạn đang làm là đưa đồ đạc cho bọn trẻ và mặc chúng phá tung nó ra. Và tất cả chúng ta đều hiểu điều đó nếu quan sát bọn trẻ với đống quà tặng vào dịp Giáng sinh hay sinh nhật của chúng: nếu bạn đưa những món quà cho bọn trẻ, chúng sẽ xé giấy bọc để mở gói quà ra, sau đó ném những món đồ sang một bên và xem xem chuyện gì sắp xảy ra.

Bạn cũng phải sẵn sàng gạt bỏ hoặc lờ đi áp lực đồng đẳng với các bậc cha mẹ khác. Bạn hỏi tại sao ư? Đúng vậy, áp lực từ các bậc cha mẹ khác khiến bạn cố gắng đẩy nhanh mọi thứ, khiến bạn buông xuôi, từ bỏ lập

trường, đồng ý dễ dàng cho con thứ gì đó, từ một lon sô đa (khi thằng bé mới mười tám tháng tuổi) cho đến… xem nào, một cái iPod Touch vào sinh nhật bảy tuổi. Tôi gọi điều này là yếu tố “ồ, chỉ cần cho nó một cái bánh cookie thôi mà.” Có một câu chuyện như thế này: Khi cháu trai của chồng tôi được khoảng một tuổi, người cô khác của thằng bé đã hỏi tại bữa tiệc rằng, liệu cô ấy có thể cho nó nhấp một ngụm nước Cô-ca của cô ấy được không?. Tôi không chắc liệu cả bố và mẹ của thằng bé có thật sự nói được từ không, nhưng có lẽ người cô này đã cảm thấy rằng cô

ấy nhận được một cái gật đầu. Cô cho đứa trẻ nhấp một ngụm nước Cô- ca của mình và nửa giờ sau: “Thằng bé cứ bám lấy cô! Nó muốn uống nữa!”. Tất nhiên là nó muốn. Cô-ca là đồ ngọt. Trẻ con luôn thích đồ

ngọt. Và khi bạn nói có với một bước nhảy vọt tới những cuộc vui hoặc những đòi hỏi như thế, bạn sẽ không thể quay đầu lại, không thể nếu bạn không tranh đấu quyết liệt.

Tất nhiên trong ví dụ này, không hẳn các bậc cha mẹ khác đang đưa mắt nhìn bạn đầy thất vọng. (Sao cô ta không đơn giản là cho thằng bé một chén sô-đa? Cô ta đúng là một người cứng nhắc). Nhưng có lẽ bạn đã thấy trước chuyện sẽ xảy ra hoặc chính bạn đã từng trải qua chuyện đó. Bạn muốn kiên trì giữ vững nguyên tắc của mình – bạn nói không với bọn trẻ khi chúng đòi hỏi được mua kem ở những chiếc xe bán kem có mặt khắp nơi trong khu vực sân bóng đá – nhưng rồi những bậc cha mẹ khác lại đang nuông chiều con cái họ. Họ còn chỉ trích bạn vì bạn không hành động như thế. Bề ngoài của việc nuông chiều con cái này có vẻ thoải mái đấy, nhưng khi nhìn vào bên trong, bạn sẽ thấy: Nếu những bậc cha mẹ kia thấy bạn buông xuôi và cho bọn trẻ ăn kem giống họ, bạn đang góp phần xác nhận lựa chọn của họ là đúng. Nếu bạn không mua kem cho bọn trẻ (hoặc mua bất cứ thứ gì không có lợi cho chúng), bạn sẽ khiến những bậc cha mẹ khác cảm thấy cần phải đánh giá lại chọn lựa của chính họ. Hầu hết các bậc cha mẹ đều không muốn đương đầu với những lựa chọn của mình – họ nhận thấy buông xuôi thật dễ

dàng bởi họ muốn trở thành người bạn thân nhất của con, người sẽ mua kem cho chúng, đập tay hoan hỉ, và được bọn trẻ tung hô, họ muốn được bước trên con đường dễ đi nhất.

Như vậy, áp lực đồng đẳng giữa các bậc cha mẹ có liên quan gì tới việc hãm phanh lại? Và có vấn đề gì với một ít kem chứ? Có rất nhiều vấn đề, hoặc không có vấn đề nào cả (trong một vài trường hợp). Áp lực đồng đẳng giữa các bậc cha mẹ không chỉ xuất hiện với việc ăn kem trong khu vực sân bóng đá trước giờ ăn trưa. Nó lan tràn, mọc nhanh như cỏ dại, và trước khi bạn kịp nhận ra, bạn đã bị ném cho những ánh mắt khó chịu nếu bạn là một người mẹ thích gây chuyện, bảo thủ, nhàm chán, người sẽ không cho con qua nhà bạn chơi nếu không có người lớn

ở nhà hoặc không lái xe chở đứa con mười ba tuổi của mình đi xem bộ

phim có gắn mác R, người sẽ không cho bọn nhóc cấp hai uống rượu trong nhà bạn… Những mối nguy hại càng ngày càng nhiều, và nếu bọn trẻ càng tiếp xúc nhiều với những thứ đó mọi chuyện sẽ diễn ra càng nhanh.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 132 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)