Nếu bạn có ý nghĩ sẽ nhồi nhét nhiều thứ hơn nữa vào thời khóa biểu dày đặc của con để con không bị tụt lại phía sau, hãy ngừng
ngay lại.
Tôi biết một cặp đôi đã tổ chức bữa đại tiệc mừng ngày con họ tròn một tuổi (bây giờ nó đã ba tuổi) ở trung tâm giải trí cực kỳ hấp dẫn, khu đất đủ rộng để tổ chức đám cưới cho rất nhiều người. Nhưng tôi không thể ngừng suy nghĩ: Họ sẽ đi xa tới đâu nữa? Nếu tình hình cứ tiếp diễn, họ sẽ phải thuê cả quốc đảo để tổ chức đám cưới cho con gái.
Bữa tiệc sinh nhật ồn ào là ví dụ điển hình cho quy mô bữa tiệc lãng phí mà một số cha mẹ tổ chức cho con ở độ tuổi mà các con không mấy để ý. Theo quan điểm của tôi, bữa tiệc sinh nhật một năm tuổi là dành cho cha mẹ. Bạn mời những người gần nhà nhất và thân thiết nhất tới kỷ niệm một ngày mà bạn có thể nói: Chúng tôi đã qua được một năm nuôi con mà không gặp trở ngại gì! Và bạn chụp ảnh với bé con yêu của mình cùng với chiếc cằm bị ngăn ra bởi quai mũ sinh nhật, và đôi má dính đầy kem và sô cô la.
Đối với tôi, sinh nhật đầu tiên và một vài sinh nhật tiếp theo của con không cần được coi trọng nhiều đến vậy. Nói vậy không có nghĩa cả nhà bạn không thể ra ngoài và ăn một bữa tiệc cầu kỳ hơn bữa ăn bình
thường ở nhà như mọi ngày. Điều tôi muốn nói ở đây là bạn hãy tránh đừng bị áp lực bởi thứ niềm tin rằng bạn phải mời toàn bộ hai mươi tư
đứa trẻở nơi trông trẻ hay lớp mẫu giáo tới dự sinh nhật của con nếu đó không phải điều khiến bạn, hay túi tiền của bạn vui vẻ.
Có lẽ quan điểm Bà mẹ nghiêm khắc này của tôi sẽ không được người khác ủng hộ, nhưng nếu họ có chung quan điểm với tôi thì sao? Liệu bạn có cảm thấy phải tổ chức một bữa tiệc sinh nhật mà bạn không thể
chi trả (hoặc không thấy hứng thú kể cả nếu bạn có đủ ngân sách cho nó) để đáp lễ lại những bữa tiệc mà con bạn được mời đến. Khi con bạn được một, hai, ba tuổi – bữa tiệc sinh nhật dành cho ai? Cho con bạn, hay cho bạn cơ hội tỏ ra mình “quan tâm” đến con cái, cũng như cho Số
đông thấy bạn đã làm xong một việc phải làm? Ba lê, bóng đá và vi-ô-lông, trời ạ!
Cả hai con của tôi đều chơi bóng đá (và tôi dùng từ “chơi” theo cách hơi miễn cưỡng, thằng em có vẻ thật sự có triển vọng, còn thằng anh chỉ chơi vì thân thiết với em và vì đó là đồ chơi Munchkins – và với tôi, cả hai đều ổn cả). Tôi cảm thấy rất mừng vì tôi đã tìm được một liên đoàn bóng đá địa phương dành cho cả người đá
Ngược lại, đừng vội chấp nhận, và hãy điều chỉnh bước
đi của bạn cho phù hợp với Số đông, hãy đặt ra nghi vấn liệu tất cả những hy
bóng vớ vẩn và người đá bóng để thi đấu.
Ngay cả liên đoàn bóng đá giải trí mà chúng tôi đăng ký cho con theo học, lịch hoạt động cũng dày đặc, với hai buổi tập luyện trong tuần, và hai trận đá bóng mỗi buổi cuối tuần. Thêm vào đó còn một buổi học piano hàng tuần, một buổi học giáo lý, và con tôi còn có ba buổi học chiều cố định ở trường; vì vậy chỉ còn rất ít thời gian cho những việc “thường ngày” như bài tập về nhà, chuẩn bị bữa tối, và cả đi chơi.
Tôi đã cố gắng giảm các hoạt động ngoại khóa xuống mức tối thiểu vì một vài lý do, trong đó lý do chính là vấn đề tài chính và sức khỏe, cả
hai điều này đều có giới hạn! Nhưng ngày nay, tùy vào nơi bạn sống mà
Số đông có thể sẽ nói rằng bạn nên đăng ký cho con cái bạn tham gia mọi hoạt động bạn có thể đăng ký được. Có vài bậc cha mẹ khác đã hỏi rằng liệu tôi đã thử chơi bóng chày chưa và sau đó nói chơi trò này rất “có ích”, rằng ở tuổi con trai tôi mà chưa tập chơi có thể là đã quá muộn. Buồn thay, theo cách nào đó thì điều đó cũng đúng.
Và nếu bạn có ý nghĩ sẽ nhồi nhét nhiều thứ hơn nữa vào thời khóa biểu dày đặc của con để con không bị tụt lại phía sau, hãy ngừng ngay lại. Đơn giản là chẳng hề có chuyện “tụt lại phía sau”. Có cả một núi các hoạt động ngoại khóa ngoài kia, và không ai ngoài bạn nên quyết định – vì sức khỏe của con cái bạn, gia đình bạn, và vì ngân sách của bạn – bạn “cần” làm gì và khi nào.