Con cái như những công trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 83 - 84)

Bọn trẻ không đơn thuần chỉ là con chúng ta – người mà chúng ta sinh ra hay nhận nuôi và được chúng ta ấp ủước mơ sẽ nuôi con mạnh khỏe, trưởng thành và một ngày nào đó con có thể chăm sóc chúng ta – mà là những công trình nghiên cứu. Và chúng ta là những sinh viên giỏi: Nếu chúng ta có một công trình nghiên cứu, chúng ta muốn được điểm tối đa thì đừng quên: mọi người đang quan sát, cho điểm và đánh giá công trình nghiên cứu của chúng ta.

Điều đó có nghĩa là chúng ta cần xác định và áp dụng phương pháp nuôi dạy con vì chúng ta tin chắc rằng mình có ảnh hưởng lớn, có tính quyết định với con.

Việc này giống như con lắc thôi miên đu đưa qua lại trong niềm tin của con trẻ: Cha mẹ là người định hình nên con người của trẻ sau này (điều này có nghĩa trách nhiệm của cha mẹ là dạy bảo con về những giá trị làm người, các chuẩn mực đạo đức, và cho con đến trường để học thêm nhiều thứ khác), và điều này là không thể thay đổi được. Đó là bản năng. Ngày nay, người ta chú trọng nhiều hơn vào nuôi dạy con về mặt: tin hay nguyện tin theo thuyết nhân quả.

Ví dụ chợt xuất hiện trong tâm trí tôi là một chủ đề đang được bàn luận sôi nổi giữa các bậc phụ huynh ở khắp nơi cả trên sân trường hay sân bóng. Đó là vấn đề giảm mốc tuổi bắt đầu đến trường của học sinh. Nếu ngày sinh của con bạn rơi vào trước nhưng sát ngày tính tuổi đến trường, bạn sẽ để con ở nhà thêm một năm nữa hay vẫn cho con đi học. Đây là điều sẽ không bao giờ có ý nghĩa đối với cha mẹ tôi, giả sử họ biết chuyện này. Ngày xưa, cha mẹ tôi có một nguyên tắc dù tuổi nhập học có là bao nhiêu đi nữa, cứ trước ngày 1 tháng 12 hay ngày 1 tháng 1 con phải được tính là 5 tuổi. Ngày nay, các bậc phụ huynh có thể hoãn việc vào học của con lại.

Đây là mối quan hệ nhân quả: Tôi có thể cho con cơ hội tạo dựng các kỹ năng giao tiếp nhờ học thêm một năm mẫu giáo. Tôi có thể cho đứa con cơ hội lớn thêm một chút (và trở thành cô bé nổi bật nhất nhà trẻ, cứng cáp hơn những đứa trẻ suốt ngày khóc nhè. Tôi có thể cho con trai cơ hội theo đuổi những cô bé dạn dĩ, sẵn sàng đi học hơn hay trở nên to lớn, khỏe mạnh hơn những đứa bạn ở trường trung học (và có thể ngày nào đó đạt được học bổng thể thao).

Khi đứa con là công trình nghiên cứu, hiện tượng tương tự với hiện tượng va chạm giữa hai thế giới cha mẹ và con cái cũng xảy ra: chúng ta quá đề cao chúng và kiểm soát chúng khắt khe trong mọi mặt của cuộc sống – đúng vậy, nói một cách châm biếm, thì chúng ta đối xử với con cái giống như với những người bạn mình, khẩn khoản hỏi ý kiến con và tin rằng làm thế sẽ khiến con thông minh hơn và giỏi giang hơn. Trong khi đó, những việc như vậy lại khiến con bối rối – và đôi khi trở nên ấu trĩ.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)