chút, mỗi ngày
ông bằng mà nói thì chẳng cha mẹ nào khi bước vào cuộc sống có- con-và-nuôi-con mà lại mong thất bại cả. Những kỳ vọng của chúng ta quá lớn, những kế hoạch của chúng ta quá quan trọng, những ý định của chúng ta quá trong sáng (ít nhất là trong giai đoạn đầu của quá trình mang thai đứa con đầu lòng!). Tôi cho là không cha mẹ nào ngay từ đầu đã có những ý niệm thất bại trong tâm trí, nhưng hãy trở lại với thời kỳ đầu của lịch sử loài người, cái thời mà vấn đề sống còn đã biến thành thứ gì đó mà ngay cả bậc tổ tiên xa xưa của chúng ta ấy thậm chí cũng không thể nhận ra đó là cách nuôi nấng con cái. Để kiểm chứng điều này, bạn không cần phải xem lại tất cả, từ lịch sử loài người xa xưa cho đến những bậc tổ tiên không hoàn toàn chính trực của chúng ta, mà chỉ cần quay lại hai hoặc ba thế hệ trước để thấy được định nghĩa thành công hoặc thất bại trong việc nuôi dạy con cái đã đổi khác ghê gớm, khác đến tận gốc rễ như thế nào.
Lấy thế hệ ông bà tôi ra làm ví dụ. Đối với họ, thành công thường là khi đứa trẻ sống qua được thời kỳ bắt đầu chập chững biết đi; còn những việc còn lại chỉ là chuyện nhỏ.
Đây là một ví dụ cho quan điểm của tôi, ví dụ gói gọn trong một gia đình – gia đình của bố tôi. Bố tôi ra đời năm 1936. Ông bà sinh bố khi hai người mới ở tuổi 20, và bố tôi còn trên cả dễ thương. Nhưng ông bà tôi đã sống rất chật vật. Họ sống trong một căn gác nhà của các cụ tôi, cùng với các chị em của cụở tầng dưới. Tất cả những gì điển hình cho thời bấy giờ, đó là một đại gia đình, một “ngôi làng”. Hồi nhỏ bố tôi thường xuyên bị ốm, và khi đó người ta còn chưa phát minh ra thuốc kháng sinh, vì thế việc bố vượt qua căn bệnh viêm phổi đáng sợ khi đến tuổi đi học chủ yếu là nhờ bà nội tôi, vô số ngọn nến được thắp sáng trong nhà thờ và những buổi cầu kinh dâng Đức mẹ Cabrini. Bác sĩ khoa nhi Scholnick – người xuất hiện ở khắp mọi nơi – cũng có mặt, nhưng ông ấy cũng chẳng làm được gì đáng kể hơn bà nội tôi và những
người chị em của bà. (Chúng ta đang nói về thời kỳ mà ở đó những chuyên gia không phải là vua; sự thật là họ thường không giúp ích gì mấy, và dĩ nhiên cũng chẳng đáng tin cậy hơn, so với bản năng, gia đình, khả năng phán đoán thông thường và niềm tin truyền thống và thực tiễn.)
Khi đã qua cơn hiểm nghèo, nếu không phải đi học thì bố tôi sẽ ra ngoài chơi stickball ở bãi đất trống của Brooklyn, tự do chạy nhảy trong khu phố quanh nhà, sang nhà cô để ăn những lát bánh mỳ phết bơ rắc đường. Ý tôi là một khi bố tôi đã biết đi và trông có vẻ khỏe mạnh, chỉ
cần bố mặc đủấm (mặc dù trong suy nghĩ của bà nội tôi, con bà và sau này là cháu bà chẳng bao giờ mặc đủấm), cư xử lễ phép, và về nhà ăn cơm đúng giờ, thì ông luôn được đi chơi một mình. Đến lượt cô tôi, người cô nhỏ hơn bố tôi bốn tuổi, cũng vậy (cô được cho phép đi một mình cùng những lời cảnh báo nghiêm khắc; là con gái, cô có ít tự do hơn bố tôi nhưng đó là chuyện nằm trong cuốn sách khác).
Ông bà tôi cũng có những kỳ vọng đối với con cái, nhưng phần thưởng là con cái đã sống sót qua thời thơấu, đã ăn mọi thứ ông bà đặt trước mặt, đã đi học và không cãi lại cha mẹ đã (đối với các cháu của mình, tôi cho là họ cũng kỳ vọng như vậy, và họ nhanh chóng đạt được những kỳ vọng đó).
Nhưng hãy tua nhanh tới năm 1950. Đó là lần cuối bà nội tôi nhận ra bà mang thai, người con “bất ngờ” của bà, người chú của tôi đã sinh ra vào thời kỳ bùng nổ trẻ sơ sinh(1). Đến lúc đó, luật chơi đã thay đổi, bởi vì thời đại đã thay đổi. Ông bà tôi đã già hơn, và cũng dư dả hơn. Họ
vừa mua một ngôi nhà nhỏ, bãi đất trống dùng để chơi stickball ở
Brooklyn đã được “nâng cấp” thành những bụi hoa hồng bên gara ở
Queens. Ông nội tôi có một công việc nhà nước ổn định và ngày nào ông cũng đội cái mũ phớt mềm, mặc chiếc áo bành tô và tiêu một đồng năm xu (theo nghĩa đen) để đi xe điện ngầm xuống Mahattan. Bà nội tôi thì ở nhà và càng ngày càng béo.
Vào năm 1950, họ đã trở thành những người khác hoàn toàn so với chính họ vào năm 1936. Tôi sẽ không nói bà nội tôi hành xử y hệt những bậc cha mẹ mà bạn thấy ngày nay (có một lý do là thời đấy chưa ai sáng lập ra trung tâm Gymboree hết), nhưng chắc chắn bà can thiệp nhiều hơn và đầu tư nhiều hơn vào việc nuôi nấng đứa con thứ ba của mình. Không còn có chuyện bà bắt cậu con trai út của mình phải ăn bông cải xanh dù có vài con sâu trên đó (“câm miệng và ăn đi; protein đấy”). Mà giờ là chuyện đảm bảo rằng chú tôi phải có sách để đọc, phải tiết kiệm tiền để nuôi chú học cao đẳng. Trong việc nuôi nấng con út của bà, có một số điều liên quan đến việc ông bà tôi đã là những người làm
cha mẹ từng trải, và người anh mười bốn tuổi cũng như người chị mười tuổi đã có thể giúp đỡ ông bà chăm sóc cho cậu em út. Điều này có nghĩa là bà nội tôi, thay vì đi cầu nguyện trước Đức mẹ Cabrini và cố
gắng chu cấp đủ bông cải xanh còn sâu bọ cho cả gia đình, đã có thể
nghỉ ngơi và thật sự ít phải chú ý đến cậu con trai út của mình hơn. Bạn có thể bàn cãi rằng liệu chú tôi có bị làm hư không, nhưng có một điều khá rõ ràng rằng thái độ nuôi dạy con cái của ông bà tôi đã thay đổi. Đây không còn là vấn đề sinh tồn nữa, mà là chuyện ký thác vào chú tôi những hy vọng và ước mơ mà trước đây họ có lẽ không dám mơ tưởng đến. Hồi mới làm cha mẹ, ông bà tôi chỉ muốn con cái mình
sống sót, những cố gắng sau này của họ lại đều hướng tới việc muốn cậu con trai út thành đạt.
Gần đây hơn – nói chung là trong thời thơ ấu của chúng ta – tiêu chuẩn để xác định thắng bại gần như là: “Liệu tôi có thể tiễn ra cửa một đứa trẻ có nền tảng giáo dục cơ bản và năng lực làm điểm tựa cho chính nó khi nó mười tám tuổi không?” Đạt được điều đó (có một đứa trẻ với đủ tứ bộ phận và một trái tim khỏe mạnh; một đứa trẻ có thể tự nhào ra khỏi tổấm của mình trong khi bạn vẫn có cuộc sống riêng của mình).
Bây giờ tôi sẽ không nói rằng ông bà tôi đã nuôi dạy bố tôi tốt hơn chú tôi, hay thậm chí ngược lại. Điều tôi muốn nói là từ những ý niệm mơ hồ về cách nuôi dạy tập-trung-vào-đứa-trẻ (không chỉ riêng vấn đề
sống còn mà còn cả những nhu cầu tình cảm, xã hội, giáo dục, và tâm lý của nó nữa), cái mà bà nội tôi đã trải nghiệm trong “ca” làm mẹ thứ ba, sự đổi thay đã tiến nhanh đến chóng mặt. Sự thay đổi đó – tập trung hơn nữa vào đứa trẻ – có nghĩa các bậc cha mẹ thấy khó chấp nhận ý nghĩ thất bại hơn.
Và rằng đôi khi, những thất bại này lại là những điều có lợi cho con cái bạn.
Việc nghĩ về sự thất bại (và về những mặt tốt của nó, ngay cả khi ban đầu điều đó có vẻ kỳ dị khủng khiếp đối với bậc làm cha mẹ đầy thiện chí và khao khát ngày nay) đã giúp tôi phát triển Nguyên tắc Bà mẹ
khắc nghiệt số 9: Khiến con thất bại một chút, mỗi ngày.