với con
Coi trọng vấn đề an toàn là sáng suốt, tác dụng, nhưng quá nhiệt tình với chuyện đó sẽ gây ra hai không mong muốn. Thứ nhất, nó làm chính bạn thêm hồ nghi hoặc tin rằng nguy hiểm đang rình rập khắp mọi ngõ ngách, tức là bạn phải có trách nhiệm xóa bỏ mọi mối nguy hiểm hoặc mọi nguy cơ gây hại cho con cái bạn – một nhiệm vụ không khác gì hình phạt dành cho vua Sisyphus phải hết lần này đến lần khác đẩy hòn đá khổng lồ lên sườn núi(4). Thứ hai, qua thời gian – khi bạn che chở và bảo vệ con quá mức – bọn trẻ sẽ thấm nhuần thông điệp “Mình thật quá yếu ớt”. Hậu quảư? Bạn dành quá nhiều thời gian và tâm sức để bảo vệ con cái bạn, bao bọc chúng trong chiếc áo choàng bằng bong bóng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ thủ tiêu sự phát triển của chúng.
Vì vậy trong khi tôi là người đề xướng những giải pháp an toàn đúng đắn, thuyết phục và sáng suốt, tôi cũng nghĩ rằng có một ý đồ nào đó đằng sau những sản phẩm phục vụ cho việc tạo ra môi trường vô hại với trẻ. Tôi tin vào sự tiện ích của ghế ngồi trong xe ô tô dành cho bé và cảm thấy sợ hãi bởi ý nghĩ mẹ tôi đã đặt chị gái tôi hồi mới sinh vào trong một cái nôi mây trông như cái giỏ được mắc vào ghế sau của xe qua một cái móc kim loại cong cong. Chỉ một cú va chạm và đứa trẻ sẽ bay ra ngoài – và hồi đó là tháng Bảy, nên cửa sổ xe hơi có thể được mở, vì hồi đó không có điều hòa. Bái bai, bé con! Tuy nhiên mọi chuyện đã đi quá xa; chúng ta từ chỗ lựa chọn những giải pháp an toàn hợp lý đi đến tin rằng chúng ta có thể nhổ tận gốc rễ mọi mối hiểm nguy.
Có ai đó đã bị thương khi đang chơi trên chiếc đu quay đi quá nhanh
ư? Họ sẽ rời ngay khỏi đống phế liệu đó, đổi sang chơi cái đu quay khác đôi khi có thể hạn chế cách chơi giàu trí tưởng tượng, dù cái đu quay kia vẫn an toàn (và chúng ta vẫn chạy vòng quanh theo bọn trẻ, dang tay ra để bắt lấy đứa trẻương ngạnh nào đó trước cả khi chúng ngã nhào
xuống).
Tôi tin vào giá trị của những song chắn trên thành cũi có khoảng cách vừa đủ để em bé không thể bị kẹt đầu vào trong, những cái mũ bảo hiểm xe đạp, những điều luật quy định xe ô tô phải dừng lại khi thấy xe buýt của trường học dừng đỗ đón học sinh; những sự cải tiến và quy định kiểu này là những giải pháp đúng đắn giúp trẻ em ngày nay an toàn hơn xưa. Nhưng giới hạn đã bị nới rộng ra từ những tiến bộ này sang những sản phẩm như miếng bảo vệ đầu gối cho trẻ mới biết bò (xin lỗi, không lẽ đầu gối của con bạn không được bảo vệ một cách tự nhiên bởi, lớp mỡ dưới da chắc?) và những cái túi lưới nhỏ xinh giúp con bạn có thể mút – thay vì nhai – những mẩu trái cây. Điều này gửi tới chúng ta thông điệp rằng thế giới đầy rẫy những gờ đá sắc nhọn mà chúng ta phải làm phẳng lại, và rằng – điểm này quan trọng hơn – con cái chúng ta quá thiếu những vật dụng cần thiết để có thể tự mình bay lượn khắp nơi.
Vấn đề không chỉ là chút xíu hậu quả rằng chúng ta đã lãng phí bao nhiêu tiền vào thứ này – tất cả các danh mục sản phẩm và các cửa hàng ngập tràn những thứ khiến mẹ của chúng ta có thể phải nhìn vào như
thể họ đang đi dạo qua một cái bảo tàng trưng bày những món đồ kỳ quái: Cái này dùng để làm gì?! Vấn đề là những tác động đi kèm khi chúng ta quá sùng bái những sản phẩm an toàn đó. Bạn mua một món đồ thiết yếu, và rồi lại có những thứ khác kèm theo nó mà bạn cũng cần phải có, trước khi bạn kịp nhận ra mình đã có một ngôi nhà đầy ắp những thứ có tiện ích không đáng kể mấy, tất cả những thứ đó đều ngăn
cản bạn và con bạn không nhận ra rằng con có khả năng làm được. Đó là sự nhận thức rằng cả bạn và con bạn đều không đáng được tin tưởng: bạn cảnh báo con phải tránh xa cái lò sưởi nóng bỏng; đứa trẻ chưa tới tuổi đi học này của bạn sẽ không suy ra được rằng những cục than mà nó có thể hiếm khi với tới này mới là cái nó không được động vào.
Giờ thì tôi biết rằng mọi đứa trẻ đều khác nhau; bạn có thể sinh ra một đứa trẻ không bao giờ nhận ra rằng có những cái tủ nằm trong tầm mắt của nó, và một đứa trẻ khác có thể chui ngay vào giữa đống đồ dùng vệ sinh chỉ trong một phút bạn quay lưng đi. Đối với đứa trẻ này, khóa tủ lại là sáng suốt để đầu óc bạn được thư thái và bớt phải chạy vội vào phòng kiểm tra con. Chính cái giả định tất yếu rằng mọi món đồ nho nhỏ trông có vẻ có ích đó đều cần thiết – rằng mọi đứa trẻ đều sắp ngã nhào xuống khỏi chiếu nghỉ cầu thang; rằng không một đứa trẻ nào có thể bị yêu cầu ngồi xuống và uống hết cốc sữa là tiêu chuẩn của nó hằng ngày; rằng mọi đá nhọn chông gai đều đang chĩa vào cơ thể đứa con mềm yếu của bạn – rốt cuộc, sau cùng sẽ khiến tất cả con cái bạn đều bị
trẻ con hóa.