Không thoải mái ư? Điều đó tốt thôi: Tại sao chờ mỏi gối cũng là một kỹ năng sống

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 122 - 124)

cũng là một kỹ năng sống

Đây là một điều bạn nên lưu ý: Bọn trẻ luôn thiếu kiên nhẫn, chúng sẽ trở nên tệ khi phải chờ đợi, và khi không được là trung tâm của mọi sự chú ý. Đây là một câu chuyện minh họa cho điều này: Mùa xuân năm ngoái, chúng tôi tổ chức Lễ ban thánh thể cho cậu con trai lớn. Người ta có thể cho rằng đó là một buổi lễ lớn. Thằng bé được diện một cái áo vest mới (nó chỉ là một cái áo vest rẻ

tiền của hãng Target, nhưng ai biết được chứ?), được mọi ánh mắt đổ dồn vào, được có một bữa tiệc dựng rạp ngoài sân sau và có một cái bánh với tên nó bên trên. Đây là ngày của nó. Còn cậu em thì sao? Thằng bé đã ghen tỵ. Nó buồn bã suốt cả ngày dài, ngay cả

trong lúc chụp ảnh với ông bà trước những cây hoa đỗ quyên đang nở rực rỡ, và tôi đã không hề hay biết cho đến khi mẹ tôi chỉ ra điều đó. Tôi đã rất ngạc nhiên, nhưng những bức ảnh trong cái màn hình nhỏ xíu phía sau máy ảnh đã làm chứng cho điều đó.

Trong mỗi bức ảnh, cậu con út của tôi luôn cúi gằm đầu xuống và gương mặt buồn phiền chưa từng thấy. Thật đáng ngạc nhiên. Tôi đã làm gì ư? Tôi muốn tìm cách làm dịu tâm trạng của nó, nhưng có lẽ

cách nào cũng không đem lại hiệu quả. Tôi có nên bỏ rơi những vị

khách của mình và kéo nó ra một góc để cho nó một cái kem

không? Nó không còn là một đứa trẻ sơ sinh mà tôi cần phải dẹp hết mọi thứ lại để cho nó bú nữa; nó đã là một đứa trẻ năm tuổi rất

bướng bỉnh. Vì thế tôi đã chẳng làm gì, thật đấy. Tôi bảo nó hãy ra ngoài và chơi vui vẻ với anh chị em họ. Và nó đã làm như thế, mặc dù nó định tỏ ra xưng xỉa bất cứ khi nào có ai đó nhìn về phía nó, đặc biệt là khi họ có máy ảnh, phòng khi ai đó có thể bắt gặp nó đang chơi vui vẻ. Và đương nhiên tôi cũng chẳng đền bù cho biểu hiện đó của nó bằng bất cứ cái gì, kể cả một câu “khổ thân con.”

Khắc nghiệt ư? Không, tôi không nghĩ vậy. Khắc nghiệt phải là thế này: “Mau lên; đồ chân ngắn; hóa ra nỗi sợ của con là thật đấy và bố mẹ yêu anh trai con hơn.” Bởi lẽ đó có thể là điều thằng bé đang nghĩ, và bản năng của tôi mách bảo rằng nếu nuông chiều thái độ của nó bằng bất kỳ hành động nào nhiều hơn một cái ôm và thừa nhận vấn đề của nó (“Mẹ biết mọi người đều đang tặng quà cho anh trai con, nhưng lần sau sẽ tới lượt con”), tôi sẽ chỉ khiến nó càng thêm hồ nghi mà thôi. Thay vào đó, tôi hy vọng rằng mình đã làm cho nó hiểu được thông điệp rằng đôi khi sẽ có những ngày không như ý con muốn. Đôi khi con sẽ thấy vô cùng tồi tệ. Đôi khi con sẽ

phải chờ đợi. Đôi khi anh con có được tất cả mọi thứ hay ho và con chỉ được xếp ở vị trí thứ hai mà thôi.

Vì vậy, chúng tôi đã tiếp tục một ngày chỉ tập trung vào Lễ ban thánh thể của cậu con trai lớn, và biết rằng hai năm nữa sẽ tới lượt cậu con trai bé được đeo băng tay trắng và tạo dáng chụp ảnh. Và nếu cậu anh lớn có trưng ra bộ mặt buồn phiền trong những bức ảnh ngày hôm đó ư? Tôi chắc chắn cũng sẽ vẫn lờ đi. Tất nhiên, đây không chỉ là về những sự kiện trọng đại. Việc cảm thấy không thoải mái là một phần của cuộc sống, và ngay từ khi còn nhỏ, bọn trẻ phải học được rằng:

1. Đôi khi anh chị của con được phép dậy muộn hơn.

2. Đôi khi em con được bế ra khỏi xe khi nó đang chuẩn bị rơi vào giấc ngủ (tại vì trông nó quá dễ thương).

3. Đôi khi con phải đi lại loanh quanh cùng quả bóng bên ngoài sân cỏ bởi vì hôm nay con không được thi đấu.

4. Đôi khi chúng ta đến chơi nhà một người bạn nào đó, không phải bạn con, vậy nên con phải tìm cách làm chính mình vui lên hoặc chơi với em gái con.

5. Đôi khi ông bà sẽ không có nước ép táo và con buộc phải uống nước lọc.

Bạn hiểu ý tôi rồi chứ. Bởi vì việc phải chờ đợi nhưng chẳng được ai vỗ về, bằng chính thông điệp “cuộc sống không phải lúc nào cũng công bằng tuyệt đối”, chính những lần đứa trẻ phải ngồi chờ dài cổ

cho đến hết buổi biểu diễn nhảy múa vào ngày Chủ nhật đầy nắng… những kỹ năng và sự tự lập của trẻ sẽ được phát triển hơn.

C

Đôi khi chúng ta đưa toàn bộ việc này

[8]

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)