Kỹ năng ư? Việc nhà ư? Nhưng Tại sao?!

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 111 - 114)

Tôi chợt có suy nghĩ là mình đang phí công vô ích. Có lẽ tôi đã sai vì chẳng đứa trẻ nào cần phải học cách rửa xe, giặt đồ, cọ rửa nhà tắm, làm vườn, hoặc thậm chí nấu ăn – chỉ cần có đủ tiền, người ta sẽ làm hết những việc này cho chúng. Chẳng phải chúng nên dành thời gian để học hành và chơi thể thao và cố vào đại học. Sau đó tập trung vào những việc hữu ích khác như phát minh ra chiếc máy tính thế hệ mới, chữa bệnh ung thư, đặt ra sứ mệnh đưa người lên sao Hỏa hay tìm hiểu tại sao tôi không bao giờ mặc vừa quần jeans (chỉ là ý tưởng của tôi thôi)?

Có lẽ tôi không thấy thoải mái khi những cô cậu thanh thiếu niên như cô bé kia tỏ ra lóng ngóng trước những công việc rất sơ đẳng, mà chỉ bởi lý do không thể làm được. Đó là vì người ta luôn làm mọi việc thay chúng. Cô bé ấy (và tôi không chỉ dùng từ “cô bé” để chỉ cô bé mặc quần soóc ngắn ngủn kia, mà là chỉ

rất nhiều đứa trẻ ngày nay) được bao bọc từ lúc mới sinh ra. Chúng ta bắt đầu bằng việc dắt con qua đường khi con còn quá

chúng cách tự mình qua đường an toàn và chúng sẽ không bao giờ học được.

Kết quả là một thế hệ con trẻ chứa cả kho tri thức khổng lồ nhưng lại có ít kỹ năng thực tiễn – và tệ hơn, là khả năng phán đoán kém do thiếu kinh nghiệm.

Bạn đã nghe thấy tiếng cánh máy bay trực thăng của các bậc cha mẹ

quay phành phạch trong không trung rồi phải không? Toàn bộ sức mạnh của chiếc trực thăng cha mẹ – nơi họấp ủ con cái (hầu hết là theo nghĩa bóng, nhưng thỉnh thoảng cũng theo nghĩa đen, như những bậc cha mẹ mà bạn thấy, họ đứng sau bé con đang chập chững bước đi trong sân chơi, và lúc nào cũng sẵn sàng dang rộng hai tay ra chẳng khác nào cánh máy bay trực thăng vậy) nhằm nỗ lực sửa sang và làm bằng phẳng con đường trẻ đi cũng như bảo vệ chúng – đã ảnh hưởng đến toàn bộ

thế hệ trẻ em ngày nay. Và một trong những hậu quả của nó, theo đánh giá của tôi, là biến những phương thức từng một thời giúp định hình nhân cách và nuôi dưỡng con – như dạy con những kỹ năng nào đó, chẳng hạn yêu cầu con làm những công việc nhà nào đó – thành những thứ lỗi thời, lạc hậu thậm chí nguy hiểm.

Tôi có người bạn cũng có con trai bằng tuổi bọn trẻ nhà tôi. Cậu con trai của anh ấy (nhà anh ấy cũng mới có thêm một cô con gái nhỏ nữa) làm đồ thủ công rất giỏi – từ khi mua nhà, anh ấy đã tự làm hết những việc phức tạp nhưốp tường, cửa sổ, vách di động… Và anh ấy đã tận tình dạy những đứa con làm chúng. Bọn trẻ có thể sẽ không tự lắp vách

thạch cao (hoặc là chưa), nhưng chúng có thể tự tin nói cho bạn cách làm ra chúng.

Anh ấy cũng dạy cậu con trai thứ cắt cỏ (thằng bé chỉ nhỏ hơn con trai tôi vài tháng tuổi). Bây giờ, chắc bạn nghĩ tôi đang kêu ca để chứng minh cho luận điểm mà tôi đưa ra ở đầu chương này – rằng bọn trẻ nên học những kỹ năng sống cơ bản, chúng ta nên dạy chúng, và chúng sẽ

được lợi (vừa có kỹ năng cho mình vừa có cảm giác tự hào) ngang với chúng ta. Đây là luận điểm khác liên quan đến hiện tượng trực thăng cha mẹ. Bạn tôi kể rằng khi cậu con trai chín tuổi của cô ấy đang cắt cỏ

ngoài vườn, hàng xóm và người qua đường đều ngoái lại nhìn. Thậm chí một số người còn hỏi anh ấy: Sao anh chị có thể để một đứa trẻ cắt cỏ?! Quá nguy hiểm!

“Thật ra nó không hề nguy hiểm.” Anh ấy trả lời như vậy trước khi trở lại với công việc nhẹ nhàng như lắp cửa gara hay hệ thống làm lạnh ngôi nhà. Và anh ấy đã đúng. Ý tôi là, nó có thể nguy hiểm, nhưng trượt ván cũng nguy hiểm và đi tắm cũng chẳng an toàn. Đây chỉ là vấn đề

con trai cách sử dụng máy cắt cỏ (cũng có bộ phận an toàn giống với nhiều máy cắt cỏ gia đình hiện nay); anh ấy đã in sâu vào đầu cậu con trai sự lưu tâm thích đáng đối với máy móc. Anh ấy không che chắn bảo vệ con khỏi những thứ “người lớn” vì sợ chúng bị thương.

Và hãy để tôi nói với bạn điều này, ngày bạn tôi kể cho tôi nghe chuyện này, cậu con trai của họ gần như đã tỏa ra ánh hào quang đầy kiêu hãnh, và chắc chắn đó không phải vì món tiền thưởng nó kiếm được. Ngực nó ưỡn lên kiêu hãnh và đôi mắt xanh sáng rực lên – mà bởi vì nó đã biết cắt cỏ! (bạn có tin rằng ngay vào lần tiếp theo chồng tôi làm vườn, tôi sẽ cho bọn trẻ ra theo, và chúng sẽ học được mọi cách nhổ

cỏ tận gốc, và nhét đầy bao tải đám lá mới được cời lên.)

Vậy tại sao chuyện đứa trẻ chín tuổi ra vườn cắt cỏ vào ngày chủ nhật đầy nắng lại làm dấy lên hàng loạt phản ứng tiêu cực cho các bậc làm cha làm mẹ như vậy? Tại sao đối với một số phụ huynh khác, điều đó thậm chí còn trở thành thứ gì đó đáng phải lưu ý, cần ghi lại? Điều gì khiến các bậc cha mẹ ngày nay, trong nhiều trường hợp, chẳng những quên mất việc chia sẻ và dạy dỗ các kỹ năng cho con là một bước then chốt trong việc nuôi dạy con mà còn bắt đầu thấy nó kỳ lạ hoặc thậm chí nguy hiểm? Tôi có thể nhận ra một vài lý do sau đây:

Chúng ta bận rộn hơn. Hoặc ít nhất là chúng ta cảm thấy bận rộn hơn, vì vậy việc thuê người giúp việc làm những việc lặt vặt cuối tuần thay cho chúng ta (những việc mà đáng lẽ ra họ phải dạy con cái cách làm) đã trở thành điều bình thường ở nhiều giới, những việc như dọn dẹp nhà cửa, coi sóc bể bơi, cắt cỏ, rửa xe, nhổ cỏ dại trong vườn…

+

Chúng ta bắt đầu thấy thế giới bên ngoài trở nên vô cùng nguy hiểm. Không hiểu sao, thế giới chẳng hề giống với hồi chúng ta còn nhỏ, những kẻ bắt cóc trẻ em đang rình mò trong các công viên và các vùng lân cận, với những chiếc xe SUV lao vùn vụt trên con đường ngoại ô không có vỉa hè. Trên thực tế, một vài điều trong số đó đã trở nên thiết yếu – như những chiếc xe ô tô; đơn giản là chúng ngày càng xuất hiện nhiều trong thế giới đông đúc này. Nhưng một số điều lại là sai lầm hoặc bị nói quá lên, như nỗi sợ hãi được thổi bùng bởi các kênh tin tức về những tên tội phạm tình dục tồn tại khắp nơi trong thành phố. Bất kể tại sao, hậu quả tiếp theo là ngày càng ít trẻ em được lang thang chơi bời ngoài đường phố, sân sau, công viên, và thay vào đó ngày càng có nhiều đứa trẻ được chở

đến các khu vui chơi (playdates(2)) hơn.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)