Khi con vấp ngã, hãy để chúng đứng lên – bằng chính sức của mình

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 168 - 169)

mình

Việc thường xuyên ngồi xuống bế con lên và chỉnh trang cho con có thể cũng làm chậm quá trình phát triển khả năng cũng như sự tự tin của đứa trẻ nhiều như việc cố gắng biến môi trường xung quanh đứa trẻ trở

nên vô hại. Và tiện thể, việc tự mình tìm ra cách làm sẽ bao gồm một số

thất bại (xem ở Chương Chín). Đừng sợ thất bại!

Một trong những người bạn thân hồi đại học của tôi được nuôi dạy bởi bố mẹ là nhà tâm lý học trẻ em. Đó là cặp vợ chồng thú vị. Dù sao chăng nữa, tôi nhớ bố của bạn tôi đã từng kể một câu chuyện về việc quan sát đứa trẻ mà ông quen biết đang bò loanh quanh trong phòng khách. Có vài cái đệm ghế sô pha bị vứt bừa bãi trên sàn nhà, và món đồ chơi thằng bé muốn đang nằm ở phía bên kia một cái gối ch vừa đủ

to để làm nên thử thách gọi là “liệu mình có thể trèo qua đó được

không?” Bố của bạn tôi đã quan sát đứa trẻ cố ném cái thân hình nhỏ bé của mình hết lần này đến lần khác, cùng nỗi thất vọng càng lúc càng tăng. Những người khác trong phòng muốn nhào tới và giúp đỡ – dời cái gối đi, lấy món đồ chơi cho đứa trẻ, hoặc (ai mà không biết chứ!) chỉ

cho đứa trẻ thấy nó có thể đơn giản là bò vòng qua cái gối thay vì trèo qua nó. Nhưng ông đã ngăn họ lại: “Hãy để nó thử; nó sẽ tìm ra cách thôi.” Và nó đã làm được thật. Thằng bé đã cực hài lòng với chiến thắng

nhỏ bé của chính mình. Đây là một câu chuyện ngọt ngào, và tất nhiên câu chuyện cứ để đứa trẻ tự tìm ra cách đi vòng qua cái gối này có giá trị

làm bài học kinh nghiệm: bạn hẳn sẽ nói, tất nhiên mục đích của tôi là thế rồi.

Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu thay vì đang quan sát đứa con mười tháng tuổi của bạn bò loanh quanh trong phòng khách trải thảm, bạn lại đang quan sát đứa con sáu tuổi của mình đang cố tìm cách di chuyển trên cái monkey bars(5). Bạn sẽ cố giúp nó chứ? Chuyện gì xảy ra nếu nó ngã? Bạn sẽ lao đến dỗ dành nó nhanh đến mức nào? Tôi không định gợi ý bạn quay lưng lại với một đứa trẻ mới học lớp một đang rền rĩ vì chân nó bị chảy máu. Nhưng hãy nhớ, câu hỏi của tôi là bạn sẽ chạy nước rút về phía thằng bé nhanh đến mức nào? Bởi vì chính cái khoảnh khắc ngắn ngủi giữa lúc thằng bé nắm lấy cái song sắt cuối cùng và lúc nó ngã xuống hoặc tìm ra cách không để lần này lại bị ngã sẽ làm tăng sự tự tin của con bạn – tăng sự tự tin thật sự, nghiêm túc và tồn tại trong suốt cuộc đời nó.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 168 - 169)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)