Cha mẹ nào chẳng yêu thương con mình, điều này quá hiển nhiên. Và ai chẳng thấy con cái mình đáng quý. (Tôi nhớ em họ tôi từng nói, khi một trong các cô con gái của cô ấy đang cực kỳ quấy nhiễu và cô ấy
Trong khi trước kia, chăm sóc con cái để chúng được sống là việc hết sức
quan trọng, ngày nay chăm sóc con cái là việc hết sức quan trọng bởi vì bọn trẻ chính là tấm gương phản chiếu chúng ta. Và nhiệm vụ của chúng ta đơn giản là không thể thất bại.
đang chật vật tìm ra cái may trong cái rủi: “Em có thể làm gì chứ? Con bé là điều quý giá nhất của em.”) Nhưng ngày nay, con cái chúng ta chẳng hiểu sao có vẻ quý giá hơn hẳn ngày xưa.
Chúng không đơn giản là quý theo cái kiểu “Ôi! hai bắp đùi của đứa bé này thật quá đáng yêu.” Thay vào đó, chúng quý theo kiểu dù sao chúng vốn đã quá mỏng manh. Quý hiếm. Đứa trẻ không chỉ là sự sống bạn mang tới ngôi nhà của mình và bạn có trách nhiệm cố hết sức nuôi dưỡng nó. Như tôi đã nhắc đến ở đầu cuốn sách, đứa trẻ bây giờ là một công trình to lớn của bạn.
Trong khi trước kia, chăm sóc con cái để chúng được sống quan trọng, ngày nay chăm sóc con cái là việc hết sức quan trọng bởi vì bọn trẻ chính là tấm gương phản chiếu chúng ta. Và nhiệm vụ của chúng ta đơn giản là không thể thất bại.
Điều đó đẩy chúng ta vào tình cảnh nào? Trong thế giới kỳ dị này, chúng ta cảm thấy bị bắt ép phải làm mọi thứ, kể cả
những việc làm cùng với hoặc làm vì con, trong sự nỗ lực muốn bọn trẻ dẫn trước số
đông và bạn đứng ở tốp đầu các bậc cha mẹ xuất sắc. Không còn việc chỉ quan tâm đến chuyện sống còn và những nhu cầu cơ
bản của bọn trẻ – bất kể định nghĩa của ông bà và cha mẹ bạn về việc “nuôi dạy nên một người đàn ông hoặc một người phụ nữ tốt” có thể là như thế nào. Thay vào đó, cần quan tâm đến việc cho chúng nghe nhạc Mozart từ khi còn trong bụng mẹ, chơi golf khi đang học mẫu giáo, và học tiếng Pháp khi mới vào lớp một.
Ngoài những bài học và khóa học hay những thứ khác mà bạn có thể
mua được, chẳng hiểu sao chúng ta luôn nhầm lẫn giữa sự thành công trong việc nuôi dạy con cái với những gì chúng ta làm cho con cái. Vì
vậy chúng ta vẫn làm sandwich hoặc chuẩn bị bữa ăn nhẹ cho bọn trẻ
mặc dù chúng có thể tự làm từ rất lâu; chúng ta tự làm những việc trong nhà và những công việc bảo dưỡng sân vườn, bể bơi ngoài trời – hoặc thuê người giúp việc – thay vì dạy chúng cách dùng giẻ lau hoặc cái cào cỏ, như tôi đã bàn đến trong Chương Bảy. Và chúng ta ngồi xuống chơi những trò kiểu như Candy Land, thay vì yêu cầu chúng tìm ra cái gì đó để chơi một mình hoặc chơi với anh chị em hay bạn bè.
Chúng ta muốn làm rất nhiều việc kiểu đó, nhưng chúng ta cũng thường xuyên cảm thấy bản thân mình phải làm chúng. Bớt đi bất cứ
Vấn đề với cái quyết tâm không được thất bại đó là nó khiến các bậc cha mẹ khởi động cái vòng quay của chính mình, rồi thở hổn hển khi cố sức để đuổi theo. việc gì có nghĩa là thất bại. Quy tắc cơ bản là thế này: nếu việc gì đó chúng ta có thể làm, hoặc có thể thử, đăng ký, hay mua cho bọn trẻ để làm phong phú cuộc sống của con cái thì chúng ta nên làm.
Bởi nếu bạn không làm (hoặc thử, mua, đăng ký, khoe nó và nhiệt tình với nó), bạn sẽ khiến con cái bạn thất bại. Và
điều đó đơn giản là không thể chấp nhận được. Vấn đề với cái quyết tâm không
được thất bại đó là nó khiến các bậc cha mẹ khởi động cái vòng quay của chính mình, rồi thở hổn hển khi cố sức để đuổi theo. Không ai muốn thừa nhận rằng việc chạy theo những khả năng có giúp chúng ta nuôi dưỡng và hoàn thiện bọn trẻ, cũng nhưở bên và làm gì đó cho chúng là việc bất khả thi. Các chương trình tivi và video phong phú bạn có thể mua cho con bạn, hay các khóa học dành cho trẻ mới biết đi bạn có thể đăng ký cho nó, đơn giản là càng ngày càng nhiều. Số lượng các khóa học, các môn thể thao và các hoạt động khác bạn có thể cho con tham gia cũng sẽ không bao giờ ngừng tăng. Nhưng tệ hơn, áp lực không bao giờ dịu bớt.
Việc tham gia khóa học Mẹ và bé, đăng ký những khóa tập thể hình đắt đỏ cho trẻ mới tập đi, hoặc lôi xềnh xệch đứa con đang tuổi ăn học của bạn đi từ trận đấu bóng đá đến buổi giảng bài về bóng rổ, đến lớp khiêu vũ kiểu Ai-len, đến lớp dạy vi-ô-lông theo phương pháp của
Suzuki thì có liên quan gì đến việc không được thất bại? Những thứ này chẳng phải đều là những thứ tốt đẹp sao, và chẳng phải chúng thể hiện những cơ hội mà chính chúng ta đã không có sao? Một trong những mục tiêu của việc duy trì nòi giống là hoàn thiện giống nòi sao? Phải cho chúng những gì tốt đẹp hơn những gì chúng ta đã có chứ? Hẳn rồi.
Điểm khác biệt thời nay là cảm giác rằng bạn phải làm tất cả những gì có thể, thậm chí hơn cả những gì bạn có thể làm một cách hợp lý. Sự
đánh mất giá trị của những công việc thường ngày mà các bậc cha mẹ
chúng ta một cách tự nhiên và dễ dàng nhằm “hoàn thiện” danh mục những việc cha mẹ chúng ta đã làm và sẵn lòng làm cho chúng ta. Điểm khác biệt thời nay là việc không coi trọng các khóa học Mẹ và bé, hoặc cho phép con có những buổi chiều không phải tham gia hoạt động ngoại khóa nào cả không phải là những chọn lựa mang tính cá nhân hoặc gia đình (hoặc thậm chí có liên quan đến kinh tế) mà chẳng hiểu sao thay vào đó là những chọn lựa có vẻ sai lầm.
Những việc phải làm này đang khiến các bậc cha mẹ phát điên lên, mặc dù nhiều người trong chúng ta không nhất thiết phải nhận ra tại sao. Thật là thiếu suy nghĩ khi đưa ra ý kiến rằng việc tập hợp mười bà mẹ cùng con cái họ đến và dán các hình tròn bằng giấy lại với nhau để
tạo thành hình người tuyết cũng như việc lắc chùy sẽ cho con cái họ lợi thế. Thậm chí là sai lầm khi đưa ra ý kiến rằng việc không dán những mẩu giấy tròn đó và lắc lư mấy cái chùy kia sẽ dán lên mặt bạn cái mác Bà mẹ tồi. Trước khi nói về khóa học Mẹ và bé (thú thật là tôi không định gay gắt chỉ trích nó), hãy bắt đầu với cái ý tưởng rằng bạn không bao giờ được để đứa con còn ẵm ngửa ở một mình và nhìn chằm chằm vào cái gì đó trong khi bạn đang rửa bát đĩa, hoặc bạn không bao giờ
được để đứa con chưa biết đi của bạn ngồi dựa vào cái ghế gật gù của nó hoặc ngồi trên cái chăn dưới sàn nhà trong khi bạn đang tập cơ bụng hoặc đọc một tờ tạp chí. Bởi vì đó là một sự THẤT BẠI cực kỳ lớn.