Giành lại quyền kiểm soát!

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 87 - 88)

Chúng ta lấy lại tay lái và giữ quyền kiểm soát bằng cách nào? Hãy can đảm lên, trước khi bạn định thử – ý tôi là đừng nghĩ rằng mọi

chuyện đã quá muộn. Khi phòng ăn nhà bạn bừa bãi những thứ đồ chơi leo núi của Liftle Tikes, tủ lạnh đầy món gà viên chiên, điều khiển ti vi bị giữ khư khư trong tay con, bạn nghĩ sẽ không thể lật ngược được tình thế này, nhưng bạn sai rồi.

Trước hết, hãy nhớ rằng trẻ con rất hay thay đổi. Đây là sự thật: chúng khóc thét lên vì đầu gối bị trầy xước, và khoảng mười phút sau chúng đã đùa vui ngay được, lúc đó đầu gối đã được băng bó và nước mắt khô đi chỉ còn vệt lem luốc trên mặt. Hai ngày sau, vết thương nhanh chóng lành lại mà chẳng để lại vết sẹo nào.

Việc thay đổi thói quen của con cũng tương tự như thế. Đầu tiên hãy cứng rắn, có thể con sẽ khóc, có thể cần băng gạc, nhưng con sẽ vượt qua được. Nhận thức của chúng sẽ thay đổi sớm thôi, bọn trẻ sẽ nhận ra rằng – ví dụ này lấy từ chính gia đình tôi – sau bữa tối, ti vi là của mẹ.

Ồ, chắc chắn chúng có thể đòi hỏi, và chúng sẽ làm vậy. Nhưng câu trả

lời là: “Không, rất tiếc, con yêu. Nhưng con có thể xem chương trình House Hunter với mẹ nếu con muốn.”

Điều thứ hai là hãy luôn nhớ đến các phần thưởng. Hãy quay lại ví dụ đầu chương này, thử tưởng tượng rằng bà mẹ, người muốn giúp con cái tăng lòng tự trọng, sẽ làm được điều đó bằng cách giành lại quyền kiểm soát, nói cho chúng biết chúng có thể chọn một trong hai món ăn sáng chúng thích, hoặc bằng cách chính cô ấy sẽ quyết định nội quy xem ti vi cho cả nhà, hoặc bằng cách chính cô ấy bắt bọn trẻ mặc áo khoác vào ngày trời lạnh và phải làm xong bài tập trước khi chơi điện tử. Mọi người sẽ đều vui vẻ.

1. Dẹp bỏ ý muốn làm con cái thấy thoải mái mọi lúc. Không

phải lúc nào con bạn cũng thấy dễ chịu, và đôi khi chính bạn là lý do khiến chúng khó chịu. Thử nghĩ xem, con trai tôi đã khó chịu thế

nào khi hết giờ chơi máy tính hoặc khi chúng không có bữa ăn đêm sau khi dự tiệc ở trường về? Đúng thế, chúng sẽ bực bội. Nếu tôi nhượng bộ chúng, chúng sẽ run vì lên sung sướng; nhưng khi tôi không nhượng bộ, nỗi bực tức của chúng cũng tiêu tan nhanh chóng. Trẻ con muốn thoát khỏi việc bị bao bọc, bởi đó là việc của chúng. Còn tôi phải cố hết sức để bao bọc chúng lại, bởi đó là việc của tôi. Tôi từng thắc mắc tại sao chúng lại nhanh chóng từ bỏ và quên hết mọi chuyện như thế, còn tôi lại luôn phải cố hết sức để nhớ trong cuộc đấu trí hàng ngày này. Và chỉ trong năm phút, chúng quên mất que kem mà chúng nhất định phải có.

2. Dẹp bỏ ý muốn trở thành bạn thân nhất của con. Việc muốn trở thành bạn thân nhất của con có vẻ là một ý tưởng hay nhưng điều này không bao giờ thành hiện thực. Cùng nhau vui đùa, có. Âu yếm, vuốt ve, cùng nhau xem ti vi, có. Ra ngoài chơi bóng ném, bóng đá? Hoàn toàn có thể. Chơi một trò chơi dài kỳ Monopoly? Tốt thôi, hãy để hết những việc đó cho chồng tôi, nhưng chắc chắn rằng tôi không thể trở thành bạn bè của con. Bạn có biết điểm khác nhau là gì

không? Nếu chúng tôi chơi ném bóng, chúng tôi có thể rất vui, nhưng tôi vẫn là người phải nói những câu như: “Đừng ném bóng vào vườn cà chua”. Tôi cũng sẽ là người nói: “Chúng ta đã đeo kính râm vào sau cổ con trước khi đi ra ngoài chưa nhỉ?” Và tôi cũng là người phải nói: “Thôi, trời tối rồi, mẹ phải nấu bữa tối đây.” Nhiều bậc cha mẹ vẫn giữ mục tiêu cao cả và có vẻ ngọt ngào là khiến con cái xem họ như những người bạn thân, và điều đó khiến họ không thể giữ vững những nguyên tắc cũng như quyền kiểm soát của mình. Nếu bạn trở thành bạn tốt của con, bạn sẽ không thể giữ chặt được lớp vỏ bao bọc bọn trẻ trong khi bọn trẻ cứ cố xé toạc nó ra. Xin lỗi vì đã lạm dụng thái quá phép ẩn dụ.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)