Nói không Mỉm cười Không xin lỗi Nhắc lại nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 91 - 93)

lỗi. Nhắc lại nếu cần thiết.

húng ta có thể bàn về những chiếc máy bán hàng tự động chứ? Tôi ghét chúng đến chừng nào? Ồ! thực ra tôi không ghét chúng nhiều bằng cảm giác khó chịu thường trực do những chiếc máy ấy luôn được đặt ở một vị trí tiện lợi đến nỗi lúc nào bọn trẻ cũng đi qua chúng. Cụ thể là hai địa điểm: phòng Gym của Hiệp hội thanh niên Cơ

đốc và thư viện. Vâng, chính là thư viện. Mặt khác, máy bán hàng tự

động sẽ vô cùng tiện ích, nếu được tích trữ đầy đủ đồ ăn thức uống gồm: đồ ăn vặt cùng nước uống nằm kế bên hay thế chỗ cho những thứ đồ lặt vặt thông thường. Nhưng khi chiếc máy bán hàng tự động được đặt ở

đó, thì vẻ ngoài to lớn, cồng kềnh cùng ánh đèn nhấp nháy vô cùng hấp dẫn của nó sẽ nhắc nhở bọn trẻ rằng đồ ăn vặt ở bên trong sẽ là của chúng – ngay lập tức – và điều đó khiến tôi vô cùng tức giận.

Hãy lấy thư viện, nơi tôi yêu thích đến nỗi ước gì tôi có thể lấy nó làm chồng, làm ví dụ. Khu vui chơi của trẻ em, nơi gần đây mới được thiết kế và xây dựng lại, vốn là tầng thấp hơn của tòa nhà. Có lẽ thuật ngữ của nó là tầng hầm, nhưng nó lại có những khung cửa kính nối từ

sàn nhà lên tận trần, nhìn ra một khu vườn vốn từng là một phần đồi. Tôi đề cập đến điều này là do khu trẻ em chia sẻ thứ nửa giống tầng hầm nửa không này với một khu vực ngồi nghỉ ngoài trời, nơi được trang bị

sàn nhà lát đá cùng bàn ghế uống cà phê bằng kim loại. Nghĩa là nơi này được dùng làm nơi tụ tập (và hầu như lúc nào cũng có những chiếc bàn chật kín người, gồm học sinh đang trao đổi với gia sư, nhân viên thư viện đang nghỉ giữa giờ, những người sử dụng máy tính cá nhân hay phải đi đây đi đó nhưng lại thích nơi này hơn Starbucks, hoặc những cuộc trò chuyện nhạt nhẽo của các cụ hưu trí, và những bà mẹ cùng lũ trẻ đang đợi tới giờ chiếu phim, hay giờ vào lớp thể dục, hoặc buổi hội thảo nào đó sắp diễn ra trong phòng tổ chức sự kiện). Nếu bạn là nhà cung cấp máy bán hàng tự động, thì đặt chúng tại đây cũng hợp lý thôi – và tôi nhanh chóng nhận ra rằng ở đây có một chiếc máy pha cà phê cũng như một chiếc máy bán sữa chua, bánh mỳ sandwich và cả hoa

Mặc dù vậy có nhiều bậc phụ huynh sợ phải nói không một cách kiên quyết, nghiêm túc. Hoặc do họ bị thuyết phục bởi sức mạnh ngọt ngào của việc nói đồng ý.

quả, cùng với đó là những chiếc máy bán khoai tây rán, kẹo và soda. Nhưng bây giờ, chiếc máy bán hàng tự động đã tồn tại, lại nằm ở một vị trí gần với phòng trẻ, bọn nhóc nhà tôi nhanh chóng (tất nhiên chúng không phải là bù nhìn) liên hệ thư viện về việc mua quà vặt. Như thể lời rủ rê: “Nào các con, hãy đến thư viện đi” sẽ nhanh chóng được đáp lại bằng câu: “Bọn con có được ăn quà vặt ở đó không ạ?” Kể cả nếu lúc đó là 10 giờ sáng thứ bảy.

Những cụm từ – đến thư viện và ăn quà vặt – hiển nhiên là điều hiếm gặp trong thời thơấu của tôi.

Thỉnh thoảng tôi phải giải thích cho chúng một cách kiên nhẫn nhưng cũng hơi phóng đại rằng việc đi đến thư viện là để đọc sách (và ngày nay còn có xem DVD và chơi trò Wii, lấy vé vào nhà hát địa phương, tham gia câu lạc bộ Lego, và dùng máy tính), chứ không phải để có thêm cơ hội ăn vặt như bây giờ. Tuy nhiên có một sự thật không thay đổi đó là việc có máy bán hàng tự động trong thư viện không hoàn toàn làm tăng sức nặng cho lý lẽ của tôi, thực tế là ngược lại.

Dù tôi đã và đang cố gắng gợi ý cho chúng bánh quy xoắn hoặc bỏng ngô, nhưng đó hiển nhiên là lỗi của chính tôi vì tôi đã nói đồng ý một lần – khi bọn trẻ được chạy đến những chiếc máy phủ đầy những khe kẹo bằng vị phô mai khoai tây rán một lần thì thói quen cũng nhanh chóng hình thành. Tuy nhiên điểm mấu chốt của câu chuyện máy bán hàng tự động này là việc tôi có nói đồng ý một lần, hoặc vài lần, không hề ngăn tôi nói không khi tôi muốn câu trả lời là không. Ví dụ, khi sắp đến 10 giờ sáng, hoặc ngay trước bữa ăn trưa, hoặc khi tôi không định đổi ý (hoặc tôi giả vờ như thế). Tôi đặc biệt không thích nói không (được rồi, có một chút sai sự thật ở đây, thực ra tôi khá là thích việc đó, nhưng tôi thích nói ngược thế đấy), tuy nhiên tôi không thấy có vấn đề gì khi tôi nói không trong trường hợp phải làm. Tôi không sợ việc nói không với thứ gì đó có sức hấp dẫn quá mạnh mẽ, y như một cục nam châm cao chục thước.

Mặc dù vậy có nhiều bậc phụ huynh s

phải nói không một cách kiên quyết,

nghiêm túc. Hoặc do họ bị thuyết phục bởi sức mạnh ngọt ngào của việc nói đồng ý. Sức mạnh đó đem lại nụ cười dù thoáng qua trên mặt bọn trẻ. Cho dù thế, xin

đừng sợ nói không. Điều đó không thể giết chết bạn được. Ồ, thực ra là có ảnh hưởng nhưng sựảnh hưởng đó sẽ chóng mờ hơn bạn nghĩ. Nếu lúc nào bạn cũng đầu hàng,

cũng nói đồng ý, bạn sẽ không chỉ mất đi năng lực vốn có của bạn (Mẹ

không thể cho con cái gì khác ngoài mấy cái bánh Doritos này sao?) mà còn quên mất, giả sử bạn thật sự đã từng biết, rằng nói không thật ra rất tuyệt vời.

Đó là lý do tại sao tôi lại đem đến cho bạn Quy tắc Bà mẹ khắc nghiệt số 6: Nói không. Mỉm cười. Không xin lỗi. Nhắc lại nếu cần thiết.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 91 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)