Ngừng xin lỗi vì cách xử sự của con

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 169 - 172)

Thằng bé bị mệt (đó là lý do tại sao nó tát em gái nó hay ném cái đĩa thức ăn của nó xuống sàn nhà). Con bé thấy buồn chán (đó là lý do tại sao nó xử sự không phải phép trong bữa tối với cả nhà vào dịp lễ tết). Nó không có bạn cùng tuổi chơi cùng (đó là lý do tại sao bất cứ khi nào bạn tới thăm nhà ai đó không có trẻ con, bạn đều phải chơi cùng với nó, dù thậm chí phải bỏ lỡ niềm vui của chính bạn với chủ nhà). Tôi tin tôi đã đề cập đến cái sự thật bất biến này lúc trước rồi, nhưng nó cần phải được nhắc lại (làm như bạn chưa biết điều này vậy): Bọn trẻ rất thông

minh. Chúng nghe thấy mọi điều bạn nói. Và chúng tiếp thu những điều đó. Nếu bạn bào chữa cho lối xử sự của chúng hết lần này tới lần khác, đoán xem chuyện gì sẽ xảy ra? Chúng hoàn toàn tin vào điều đó. “Chỉ tại con thấy chán thôi! Con muốn được dỗ dành cơ! Con muốn được thưởng vì đã ngoan cơ!”

Hồi tôi còn nhỏ, chẳng có đồ chơi nào ở nhà ông bà tôi, nơi chúng tôi thường xuyên ghé thăm. Chẳng có cái gì giống với, những thứ chúng tôi có ở nhà: không có đu quay bằng kim loại ở sân sau, không có chiếc tủ

đầy ắp các đồ chơi. Không có xe hơi đi dã ngoại của búp bê Barbie và chiếc hộp bằng nhựa chứa đầy quần áo và những đôi giầy búp bê cao gót nhỏ xíu. Tôi tự hỏi liệu bố mẹ tôi đã bao giờ nảy ra ý tưởng – ít nhiều nảy ra trong tâm trí chị em tôi – cho chúng tôi mang đồ chơi theo

tôi chưa bao giờ phàn nàn với ông bà rằng chẳng có gì ở nhà ông bà cho bọn trẻ chơi cả, rằng nhà họ hay sân vườn của họ không “an toàn” cho bọn trẻ chơi đùa. Chúng tôi đến nhà, chào ông bà, có thể ông nội tôi sẽ

dúi cho chúng tôi một tờ đô-la để nhét vào con lợn khi chúng tôi về

nhà, và rồi mặc chúng tôi tự chơi với nhau. Bản thân tôi ư? Tôi đã không ngừng mê mẩn bộ lược và bàn chải tóc mạ vàng giả, những lọ

nước hoa thủy tinh nằm trên khay đựng đồ trang điểm trước gương trong phòng bà, hay hộp sắt nằm trên ghế của ông, nó đầy ắp những chiếc bút chì ông sưu tập được trong những chuyến đi của mình. Nếu chúng tôi may mắn, gara của ông sẽ mở và trời mới biết chúng tôi sẽ tìm thấy những gì ở đó (tôi chắc rằng toàn bộ điều này đều vô cùng thiếu an toàn). Nhưng tôi tự hỏi: nếu cha mẹ tôi, dù chỉ một lần thôi, bào chữa cho một vài hành vi hơi xấu nào đó bằng câu nói đầy hối tiếc “Ôi, chỉ tại con bé buồn chán thôi, đáng lẽ chúng con nên mua vài món đồ chơi cho nó,” liệu chúng tôi có cảm thấy, lần đi chơi tiếp theo và sau đó nữa, có

quyền đòi hỏi có đầy đủ đồ chơi và được bố mẹ chơi cùng? Hãy cho con tự do rong chơi nhiều nhất có thể

Tại khu vực các trường học trong khu tôi sống, trẻ mẫu giáo không được phép rời khỏi xe buýt nếu không có bố hoặc mẹ hay một người giám hộ được chỉ định nào đó đón sẵn ở đó. Kể cả nếu tài xế xe buýt biết hàng xóm của tôi (anh ấy biết thật), và bảo người hàng xóm đứng

nguyên đó để dẫn con tôi xuống xe và chờ cho tới khi tôi quay lại (cô ấy sẽ làm vậy), thì cũng không được. Tôi đoán là tôi hiểu điều đó – điểm mấu chốt đó. Qua tuổi học mẫu giáo, một đứa trẻ chẳng có vấn đề gì trong việc xuống xe buýt mà không có vòng tay che chở chờ sẵn của cha mẹ, nhưng thật tồi tệ nếu điều ấy xảy ra. Năm ngoái, tôi đã thông báo với cậu con trai vừa lên lớp ba của mình rằng tôi sẽ không đi đón nó ở

điểm dừng xe buýt vào buổi chiều nữa. Thằng bé bắt đầu học trường khác với trường của cậu em đang học lớp một của mình, và hai trường có giờ học khác nhau. Tôi không hứng thú – đặc biệt khi mùa đông đang tới – lên dây cót cho chính mình để có thể đi cái quãng đường ngắn ngủi tới khu nhà đó bốn lần một ngày. Con trai tôi đã thấy ổn với việc đó. Không, phải nói lại – nó hoan h đi bộ (à, phải là chạy trong trường hợp của nó) một mình. Nhưng trong vài tuần học đầu tiên, việc này đã gây nên sự hỗn loạn không nhỏ giữa người tài xế xe buýt và các bậc phụ huynh tò mò. Cuối cùng mọi người đã bình tĩnh lại và con trai tôi đã xoay sở đi bộ xuống đồi và đi vòng qua đoạn đường hơi quanh co, và đi lên đường lái xe vào nhà để tiến vào cửa bếp.

Còn ngày xưa ư? Chị gái tôi và tôi đã đi bộ xuống đường, đi vòng qua một góc phố (khuất tầm nhìn) để sang một con phố kế bên dẫn đến điểm dừng xe buýt, cùng với một đám học sinh ở mọi lứa tuổi; nhưng không hề có bố mẹ đi kèm. Điểm dừng xe buýt của chúng tôi là một nơi lộn xộn một cách ôn hòa; không có mối nguy hiểm thật sự nào (chúng tôi biết phải đứng sát vào lề đường), ngoại trừ một số trò chơi khăm không thể xem nhẹ được. Và khi một bạn học lớp tám cao lớn cứ nhấc trộm mũ ra khỏi đầu tôi ư? Tôi buồn rầu, nhưng tôi không bao giờ mách mẹ. Tại sao ư? Điều này đã không hề nảy ra trong đầu tôi. Nhà là vùng đất của mẹ. Còn những vùng đất “hoang sơ” trên bản đồ ngoại ô gồm những con đường, cánh rừng, công viên và sân sau thì sao? Chúng là của chúng tôi. Mẹ đã không biết chúng tôi chơi trò Vua đồi núi ngay

trong công trường của ngôi nhà đang được xây ở con phố kế bên (trời đất ơi, thử nghĩ mà xem: chúng tôi đã chơi trên cái móng mới đào của ngôi nhà, và không ai biết hoặc quan tâm hết).

Khi tôi bị ngã xe đạp, tôi về nhà và dán một cái băng cá nhân (hoặc một người hàng xóm sẽ dẫn tôi vào nhà cô ấy và lau rửa vết xước). Khi tôi đi bán bánh quy Girl Scout, tôi đã mặc đồng phục và tự mình đi khắp khu vực quanh nhà cùng với đơn đặt hàng của mình, hy vọng rằng, giống như năm ngoái, cô Schlie sẽ gọi tôi vào và cho tôi một cốc nước cam trong khi cô ấy ra quyết định có mua hay không. Bạn có thể tưởng tượng điều đó trong thời nay không? Tôi không nghĩ là có. Trẻ con càng được tự do rong chơi, chúng càng ít cảm thấy mình yếu đuối, chúng càng trở nên mạnh khỏe hơn, tháo vát hơn và trưởng thành hơn. Đừng ép con theo sở thích của bạn

Bởi vì mục đích của việc nuôi dạy con không phải là vì bạn. Chúng ta đăng ký cho con vào đội bóng đá, đội bóng chày, lớp học nhảy hip-hop, lớp học trượt băng dành cho trẻ em để chúng có thể tận hưởng những thứ này, đúng không? Xem xét kỹ hơn lời khẳng định mà bạn đang tuyên bố, rằng bạn chỉ muốn con cái tìm thấy niềm đam mê của nó. Bạn có thật sự chỉ muốn điều đó không, hay bạn muốn chúng tìm thấy niềm đam mê của bạn để khoe với người khác rằng bạn có trong tay một vũ công sáng giá hay một vua phá lưới? Chúng có thật sự hứng thú với tất cả những thứ đó không hay chúng đang chạy theo bạn? Vấn đề này không chỉ là về những hoạt động bạn tham gia và tốn tiền vào chúng nữa.

Hãy lấy tôi làm ví dụ. Hồi nhỏ, thứ duy nhất tôi quan tâm là đọc sách. Tôi đọc sách ở mọi nơi, mọi lúc một cách tham lam. Bây giờ, nếu

tôi nói rằng tôi muốn con trai tôi cũng trở thành những người ham đọc sách, nếu tôi muốn chúng hiểu cái cảm giác không bao giờ buồn chán nếu có sách – thậm chí ngay cả khi bạn đã đọc cuốn sách đó ba lần – thì điều đó cũng không t, đúng không? Ờ thì không. Nhưng cũng có. Bởi rất có khả năng tôi đã và đang thúc ép chúng, vì tôi nhiều hơn là vì bọn trẻ, và tôi đã rất xấu hổ khi nhận ra điều đó gần đây. Con trai lớn của tôi đọc khá nhiều sách. Nó thành thạo việc này, đọc tốt và trôi chảy. Nhưng cầm một cuốn sách lên đọc không phải là việc nó sẽ làm khi nó được lựa chọn làm hầu hết những việc khác.

Tôi đã liên tục kể cho cả hai cậu con trai của mình về niềm đam mê đọc sách của tôi hồi nhỏ, rằng tôi đã lấy hàng chồng sách trên thư viện về nhà và ngồi trên sàn trong phòng ngủ đọc sách cho tới khi mông tôi tê rần hoặc tới giờ ăn tối, tùy xem cái nào xảy ra trước. Rằng tôi luôn đọc sách trên xe ra sao, kể cả trong những chuyến đi ngắn nhất, mặc kệ

cơn bực tức triền miên của chị tôi, người thích chơi đùa hơn (đọc sách làm chịấy say xe). Tôi đã nghĩ những câu chuyện này sẽ khiến chúng cười, kích thích trí tò mò của chúng và hấp dẫn chúng trở thành người giống tôi trong khía cạnh này, để tôi có thể chỉ tay vào chúng và nói: “Con trai tôi cực kỳ ham đọc sách!” Một buổi sáng, khi tôi đang bảo con dành vài phút đọc sách thay vì, ví dụ, chơi trò Wii, hai mắt nó bỗng dâng đầy nước và nói: “Con thích đọc sách mà mẹ, thật mà. Con chỉ

không thích đọc sách bằng mẹ thôi.” Thằng bé cảm thấy bị đe dọa bởi chính những câu chuyện tôi kể với hy vọng sẽ lôi cuốn nó. Ý của tôi là trong khi tôi đang cố truyền đạt một kỹ năng quý giá, thì thay vào đó tôi lại đang cố gắng hồi tưởng lại nó qua con trai mình. Nhưng nếu tôi – hoặc bạn – cố in hình ảnh chúng ta lên bọn trẻ, chúng ta sẽ không cho chúng không gian thoải mái để đánh bóng lên hình ảnh của chính nó.

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 169 - 172)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)