Làm gì tiếp theo?!

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 126 - 128)

Hãy để thế giới lao vụt qua những đứa trẻ khác, những gia đình khác; chính bạn mới có quyền quyết định xem bạn muốn con cái mình lớn nhanh như thế nào.

Nhiều bậc cha mẹ ngày nay – vô tình tiếp tay cho sự quảng bá không ngừng nghỉ đủ thứ trên đời, mà phần nhiều trong số đó không thích hợp với trẻ con – liên tục cho con trẻ tiếp cận với thứ đồ không phù hợp. Vì vậy bạn cho đứa con mới bốn tuổi của mình mặc áo phông mang dòng chữ “Tôi sẽ là vụ kiện trong tương lai của bạn” (Chẳng phải rất đáng yêu sao?!); đứa con tám tuổi chơi với iPad 2 (Vì chị nó cũng có một cái); đứa con mười tuổi thức quá 10 giờ tối để xem Con người chống chọi với thiên nhiên) hay để bình chọn cho thí sinh mà con bé yêu thích trong chương trình thần tượng âm nhạc nước Mỹ (“Nhưng bọn trẻ thích thế! Tôi có thể làm gì cơ chứ?”); đứa con mười bốn tuổi đi dự tiệc với chiếc váy sang chảnh đến mức nó chẳng thể xuất hiện ở nơi nào khác ngoài thảm đỏ của lễ trao giải Oscar (“Đúng vậy, phải vay thế chấp mới mua được cái váy đó, nhưng chẳng phải con bé trông như một ngôi sao ư?); và bạn nhảy mười sáu tuổi của con bé trong buổi tiệc đó sẽ cố tình đổ

rượu vodla vào chai nước Poland Spring trong xe limo (“Tôi biết, nhưng bọn trẻ đứa nào chẳng làm thế…).

Một số người có thể biện luận rằng (và tôi đã nghe thấy họ làm thế) bọn trẻ cần biết đến những thứ này, nhìn thấy những thứ này và làm những việc này bất kể chúng ta có làm gì để ngăn cấm chúng, vì vậy chẳng phải sẽ tốt hơn sao nếu chúng ta để chúng được làm điều đó, thấy và có được những thứ đó với sự hiểu biết của chúng, thậm chí trước cả sự

cho phép của chúng ta? Chúng sẽ thấy tốt hơn nếu thấy chúng ta đứng về phía chúng, chúng ta là bạn bè của chúng sao? Như thế chúng sẽ

không làm một cách lén lút. Một số người nói rằng họ chỉ lo lắng khi con cái họ bị cho ra rìa khỏi cuộc chơi.

Nhưng đó là những tư tưởng thụt lùi. Chúng sẽ khiến cách nuôi dạy con của bạn – những nguyên tắc của bạn – bị cuốn vào làn sóng văn hóa nuôi dạy con đương thời, khi mà nó đáng lẽ phải được thay bằng một kiểu dạy con nào khác. Hãy để thế

giới lao vụt qua những đứa trẻ khác, những gia đình khác; chính bạn mới có quyền quyết định xem bạn muốn con cái mình lớn nhanh như thế nào. (Và tôi hy vọng quyết định của bạn sẽ là Hãm. Phanh. Lại.)

Quyết định hãm phanh lại không chỉ là về những món đồ (chúng ta sẽ nói thêm về nó sau!) mà còn là về thái độ. Có lẽ tôi quá lỗi thời, nhưng tôi không nghĩ là nên cho bọn trẻ những thứ gì đó trước khi

chúng hỏi xin, và chắc chắn sẽ không cho trước khi chúng cần đến. Tôi càng không tin rằng nên bọn trẻ sớm biết thứ gì đó khi chúng chưa cần thiết phải làm với những món đồ đó (như đồ công nghệ hay đồ chơi hay bất kỳ thứ gì), mà còn chẳng có gì cần phải làm với thái độ, cách nghĩ và cách hành động lớn trước tuổi như vậy. Ý tôi là hãy giữ sự ngây thơ

trong bọn trẻ tồn tại càng lâu càng tốt. Chúng chỉ là trẻ con trong chớp mắt – nhưng chúng sẽ là người lớn suốt cả quãng đời dài.

Khi chúng tìm thời điểm thích hợp để hỏi bạn, khi nhận thức của chúng đã phát triển tới mức nhận ra có cái gì ngoài kia, cái gì được bán sẵn, người khác có cái gì thì sao?… Khi đó bạn phải đưa ra quyết định trả lời đồng ý hay không – và được thôi, bạn có thể vẫn trả lời “không”. Tôi sẽ đưa ra một vài ví dụ minh họa cho ý của mình. Hãy xem liệu bạn có thể tìm ra tất cả điểm chung của chúng hay không:

Một phần của tài liệu Những quy tắc mẹ nghiêm khắc dạy con tự lập (Trang 126 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(173 trang)