Tổ chức phân hoá đối tợng ngay trong các pha dạy học đồng loạt theo lớp

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 101 - 103)

- Cố hữ u Hữu hạn Hữu nghĩa

a.Tổ chức phân hoá đối tợng ngay trong các pha dạy học đồng loạt theo lớp

theo lớp

Khi dạy học MRVT, giáo viên thờng tổ chức dạy học đồng loạt cả lớp trong các khâu: hớng dẫn tìm hiểu nội dung bài học; tìm hiểu yêu cầu từng bài tập và khâu nhận xét, đánh giá kết quả, khắc sâu, mở rộng vấn đề sau mỗi bài tập, bài học. Để phân hoá đối tợng trong các pha dạy học đồng loạt, giáo viên cần xây dựng hệ thống câu hỏi dẫn dắt phù hợp cho cả ba đối tợng. Ngoài các câu hỏi đại trà dành cho mọi đối tợng, giáo viên phải có câu hỏi khó hơn cho học sinh khá giỏi và các câu hỏi gợi mở, cụ thể cho học sinh yếu kém. Nội dung câu hỏi phải chính xác, rõ ràng phải yêu cầu học sinh suy nghĩ tích cực, diễn đạt câu hỏi phải ngắn gọn. Có ba dạng câu hỏi để giáo viên có thể sử dụng đó là câu hỏi ghi nhớ, câu hỏi vận dụng (thờng là những câu hỏi dễ, dành cho học sinh đại trà và yếu kém) và câu hỏi suy luận (thờng là khó dành cho học sinh khá giỏi).

Ví dụ: Bài MRVT: Nhân hâu -Đoàn kết (TV4 - Tuần 3)

Khi hớng dẫn học sinh luyện tập, giáo viên có thể dẫn dắt bằng các câu hỏi phân hoá nh sau:

Bài tập 1: Tìm các từ: a. Chứa tiếng “hiền” - Mẫu: dịu hiền, hiền lành.

b. Chứa tiếng “ác” - Mẫu: hung ác, ác nghiệt.

Đối với học sinh đại trà: Giáo viên cho học sinh tự đọc yêu cầu ở sách giáo khoa và làm bài, giáo viên không cần gợi ý gì thêm.

- Đối với học sinh yếu kém, giáo viên phải có câu hỏi gợi ý: + Mẫu đã cho là từ nào?

+ Tơng tự nh thế em hãy tìm thêm từ khác có tiếng “hiền” tiếng “ác” đứng trớc, sau đó làm tiếp từ có tiếng “hiền” tiếng “ ”ác đứng sau.

- Đối với học sinh khá giỏi, sau khi chữa bài tập cho cả lớp, giáo viên có thể hỏi thêm:

+ Hãy chọn một từ trong các từ vừa tìm đợc và đặt câu với từ đó? (học sinh khá).

+ Em hiểu từ đó trong câu vừa đặt là thế nào? (học sinh giỏi).

Bài tập 2: Xếp các từ sau vào ô thích hợp trong bảng: nhân ái, tàn ác, bất hòa,lục dục, hiền hậu, chia sẻ, cu mang, che chở, phúc hậu, hung ác, độc ác, đôn hậu, đùm bọc, trung hậu, nhân từ, tàn bạo.

+ Từ thể hiện lòng nhân hậu hoặc tinh thần đoàn kết. + Từ có nghĩa trái với nhân hậu, đoàn kết.

- Học sinh đại trà chỉ cần tìm hiểu yêu cầu bài tập ở SGK và hoàn thành bài tập theo yêu cầu đó.

- Học sinh yếu kém: Trong khi cả lớp đang làm việc, giáo viên đến bên những học sinh này gợi ý thêm để các em hiểu đợc yêu cầu và cách làm bài tập. Cụ thể nh:

+ Trong các từ đã cho, những từ nào thể hiện lòng nhân hậu, tinh thần đoàn kết (tức là có nghĩa tơng tự với từ “nhân hậu” hoặc “đoàn kết”).

+ Còn từ nào có nghĩa ngợc lại với nghĩa của từ “nhân hậu” hoặc “đoàn kết”.

- Đối với học sinh khá giỏi: Sau khi hoàn thành bài tập trớc lớp, giáo viên có thể hỏi thêm:

+ Qua bài tập 2, em hiểu thế nào là “nhân hậu”? Thế nào là “đoàn kết”? + Đặt câu với một trong các từ đó.

Bài tập 3: Chọn từ ngữ nào trong ngoặc đơn (đất, cọp, bụt,chị em gái)

điền vào ô trống để hoàn chỉnh các thành ngữ dới đây?

b) Lành nh

c) Dữ nh

d) Thơng nhau nh

- Bài tập này dễ nên học sinh yếu kém cũng có thể hoàn thành, không cần sự yểm trợ s phạm của giáo viên.

- Đối với học sinh khá giỏi, giáo viên có thể hỏi thêm.

+ Trong các thành ngữ đã hoàn chỉnh, mỗi phẩm chất đợc so sánh với hình ảnh nào?

+ Vì sao có thể so sánh nh vậy?

Bài tập 4: Em hiểu nghĩa của các thành ngữ, tục ngữ dới đây nhu thế nào?

a) Môi hở răng lạnh. b) Máu chảy ruột mềm. c) Nhờng cơm sẻ áo. d) Lá lành đùm lá rách. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đây là bài tập khó so với học sinh yếu, kém kể cả đối với học sinh đại trà. Vì thế, giáo viên có thể yêu cầu nh sau:

- Học sinh yếu, kém: Đọc và ghi nhớ các thành ngữ, tục ngữ đã cho ở SGK. - Học sinh đại trà: Chọn một thành ngữ, tục ngữ và nêu ý nghĩa của câu đó. - Học sinh khá, giỏi: Nêu ý nghĩa các câu thành ngữ và cho ví dụ về tình huống sử dụng nó trong giao tiếp.

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 101 - 103)