Các nguyên tắc lựa chọn phơng pháp dạy học Tiếng Việt theo hớng tích cực

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 26 - 27)

tích cực

Nguyên tắc dạy học Tiếng Việt là quan điểm cơ bản quyết định nội dung, phơng pháp và các hình thức tổ chức hoạt động dạy và học tiếng Việt trong nhà trờng, bao gồm những nguyên tắc cơ bản sau:

- Rèn luyện ngôn ngữ gắn liền với rèn luyện t duy, bao gồm các yêu cầu cơ bản:

+ Quá trình chiếm lĩnh các đơn vị ngôn ngữ phải là quá trình tổ chức cho học sinh quan sát, phát hiện và nắm đợc ý nghĩa chung.

+ Chỉ yêu cầu các em viết hoặc nói những gì các em đã hiểu, đã biết. + Phải thờng xuyên ứng dụng các thao tác t duy lôgíc trong giờ Tiếng Việt.

- Nguyên tắc giao tiếp, bao gồm các yêu cầu cơ bản sau:

+ Đặt các đợn vị của hệ thống Tiếng Việt vào hệ thống hành chức của nó. Ta không thể dạy học từ, câu và các đơn vị khác một cách biệt lập mà phải quan sát chúng trong một đơn vị lớn hơn, trong lời nói của hoạt động giao tiếp.

+ Cần lựa chọn sắp xếp tri thức sao cho phù hợp với hoạt động giao tiếp, phải có cách trình bày hệ thống tri thức sao cho vừa phù hợp với hệ thống ngôn ngữ, lại vừa phù hợp với mục đích rèn kĩ năng giao tiếp bằng ngôn ngữ cho học sinh.

- Nguyên tắc chú ý đến trình độ tiếng Việt vốn có của học sinh:

Trớc tuổi đến trờng, học sinh đã biết sử dụng tiếng Việt tơng đối thành thạo. Do đó, trong quá trình tổ chức dạy học tiếng Việt, giáo viên phải biết huy động năng lực sẵn có này. Cần điều tra cơ bản nắm vững khả năng ngôn ngữ của học sinh theo từng độ tuổi, từng địa phơng để trên cơ sở đó mà áp dụng ph- ơng pháp dạy học cho phù hợp.

Dạng nói và dạng viết là hai dạng tồn tại khác nhau của lời nói mang những đặc điểm khác nhau. Ta cần phải so sánh, đối chiếu và chỉ ra sự khác biệt giữa chúng, để khắc phục tình trạng “viết nh nói”, “nói nh viết”.

- Nguyên tắc coi trọng tới hoạt động học tập tiếng Việt của ngời học. Học sinh là chủ thể, chủ động, tích cực hoạt động trong quá trình chiếm lĩnh tri thức.

1.1.4.3. Một số phơng pháp dạy học tích cực

Trong dạy học Tiếng Việt ở tiểu học, ta có thể sử dụng nhiều phơng pháp dạy học khác nhau để tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Song trong phạm vi của luận văn này, chúng tôi chỉ đi vào nghiên cứu một số phơng pháp mà trong thực tiễn dạy học cha đợc giáo viên chú ý sử dụng trong phân môn LTVC lớp 4, 5 đặc biệt là đối với kiểu bài MRVT.

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w