Tạo tình huống, kích thích nhu cầu giao tiếp

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 68 - 69)

- Phơng tiện, cách thức giao tiếp

2.1.3.1.Tạo tình huống, kích thích nhu cầu giao tiếp

Mỗi bài học MRVT ở lớp 4, 5 thờng có từ ba đến năm bài tập. Mỗi một bài tập chúng ta đều có thể tạo ra một tình huống giao tiếp cụ thể để tổ chức cho học sinh thực hành giao tiếp với nhiều hình thức khác nhau. Có thể đó là cuộc giao tiếp giữa GV với HS để tìm hiểu yêu cầu của bài tập, để định hớng cách làm bài, thống nhất đáp án hay để khắc sâu mở rộng vấn đề nào đó. Hoặc có thể đó là cuộc trao đổi giữa học sinh với học sinh để tranh luận, bày tỏ ý kiến của mỗi cá nhân trớc tập thể nhóm, lớp... và cùng nhau tìm ra đáp án đúng của bài tập. Hay là đóng vai thể hiện các tình huống giao tiếp giả định mà bài tập yêu cầu... Nh vậy, để tạo tình huống, kích thích nhu cầu giao tiếp, ngời giáo viên cần

biết gắn nội dung dạy học, nội dung bài tập với các nhân tố giao tiếp (mục đích, nội dung, nhân vật, hoàn cảnh giao tiếp) làm cho nội dung học tập trở nên sinh động, thiết thực với đời sống thì học sinh mới hứng thú và tự giác tham gia vào quá trình giao tiếp.

Ví dụ: Khi dạy bài MRVT: Thiên nhiên (TV5 - tuần 8), giáo viên có thể tạo ra các tình huống giao tiếp để kích thích nhu cầu giao tiếp của học sinh nh sau:

- Tình huống chung cho cả bài học: Tiết LTVC hôm nay, cô trò chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, luyện tập từ ngữ về chủ điểm “Thiên nhiên”. Chúng ta sẽ lần lợt thảo luận về nghĩa của từ thiên nhiên, tìm từ ngữ, thành ngữ về chủ điểm này và đặt câu để miêu tả thiên nhiên. Các em hãy mạnh dạn nêu ý kiến của mình trớc nhóm, trớc lớp và tích cực nhận xét, sữa lỗi cho bạn nhé.

- Tình huống cụ thể cho từng bài tập

Bài 1: Trớc hết, chúng ta cần phải hiểu: “Thiên nhiên” là gì? Hãy trao đổi trớc lớp về nội dung bài tập 1, lựa chọn phơng án và giải thích cho cô và các bạn nghe vì sao mình lại chọn phơng án đó.

Bài 2: Chúng ta đã hiểu “Thiên nhiên” là gồm tất cả những thứ tồn tại xung quanh con ngời. Vậy, cụ thể đó là những sự vật, hiện tợng nào? Các em hãy tiếp tục trao đổi nội dung bài tập 2, sau đó, thi đua nhau tìm thêm những từ khác ngoài các từ có trong thành ngữ, tục ngữ đã cho.

Tơng tự nh thế, giáo viên có thể tạo tình huống giao tiếp cụ thể cho bài tập 3. bài tập 4, để học sinh tham gia thực hành giao tiếp trong nhóm hay trớc lớp về nội dung bài tập yêu cầu.

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 68 - 69)