Theo nghĩa rộng: Graph nội dung bài lên lớp là một sơ đồ trực quan có nhiệm vụ:
+ Nêu lên danh mục kiến thức cơ bản (khái niệm, ý chủ chốt) của bài cùng với nội dung tóm tắt dới dạng kí hiệu (công thức, hình vẽ, phơng trình…), tức là những gì chủ chốt, cơ bản, cần nhớ, cần hiểu, cần vận dụng và từ đó có thể suy ra những hiểu biết khác của bài. Có thể coi đây là bảng tóm tắt nội dung cơ bản của bài lên lớp.
+ Các kiến thức cơ bản với nội dung kiến thức đó đợc sắp xếp theo một hệ thống lôgíc chặt chẽ và trình bày trực quan thành graph (sơ đồ mạng), tức là chúng đợc gắn với nhau bởi những mối liên hệ từ kiến thức này ra kiến thức khác hay kiến thức này qua lại với kiến thức kia. Đây là nhiệm vụ chủ yếu của graph. Hay nói cách khác, nó là sơ đồ mạng của lôgíc phát triển của nội dung bài lên lớp.
Theo nghĩa hẹp: Graph nội dung của bài lên lớp là dùng ngôn ngữ graph trong graph nội dung ta sẽ sử dụng rộng rãi những phơng tiện mã hóa tốt nhất (kí hiệu, màu sắc, hình dáng khác nhau của các ô, khung, mũi tên…) sao cho dễ hiểu, dễ nhớ, dễ liên hệ đến những kiến thức của bài. Tóm lại, graph của bài nội dung lên lớp là hình thức cấu trúc hóa một cách trực quan, khái quát và súc tích nội dung của tài liêu giáo khoa, đa ra dạy học trong bài lên lớp. Chức năng của graph là điểm tựa cho lĩnh hội và tái hiện. Vì vậy, khi lập graph cho nội dung dạy học nào đó, ta phải trình bày sao cho học sinh thấy rõ đợc mối quan hệ ngang bậc, rẽ nhánh,… giúp học sinh thấy đợc sự phát triển của nội dung, những kết luận chính và những kết luận phụ. Từ đó, khắc sâu, ghi nhớ và tái hiện kiến thức cơ bản theo hệ thống lôgíc của nó.