Về mặt thuận lợi:

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 48 - 50)

- Về nhóm bài tập sử dụng từ: Có 40/137 bài (29,21%) gồm cá dạng sau:

a.Về mặt thuận lợi:

- Kiểu bài MRVT lớp 4, 5 theo chơng trình mới hiện nay đợc thiết kế thành hệ thống các bài tập nhằm hớng đến cả 3 mục đích: giải nghĩa từ, hệ thống hóa vốn từ, tích cực hóa vốn từ. Học sinh tham gia giải quyết các bài tập để kiến thức và kĩ năng sử dụng từ ngữ đợc hình thành một cách tự nhiên. Các từ ngữ đợc hình thành sau giờ học là những từ ngữ mở, phong phú, đa dạng không chỉ bó hẹp trong bảng từ nh trớc đây.

- Mỗi bài MRVT thờng có từ 3 đến 5 bài tập. Hệ thống bài tập của kiểu bài MRVT gồm nhiều dạng, đợc sắp xếp theo một lôgíc nhất định, thuận tiện cho quá trình giải quyết bài tập, hình thành vốn từ cho học sinh. Bài tập của kiểu bài MRVT ở lớp 4, 5 gồm 3 nhóm dạng cơ bản: phân loại, quản lý vốn từ, giải nghĩa từ và sử dụng từ. Nhìn một cách tổng quát về sự phân bố, sắp xếp 3 nhóm bài tập nh vậy là hợp lý, thể hiện đợc tính thực hành. Hệ thống bài tập MRVT đ- ợc xây dựng theo hớng mở, không có bảng từ cho sẵn, học sinh phải dựa trên qui luật liên tởng nào đó để tìm từ. Cách làm này phát huy tối đa khả năng của mỗi cá nhân, đồng thời cũng phù hợp với bản chất “hệ thống mở” của từ.

Ví dụ: Khi học chủ đề Tổ quốc (lớp 5) học sinh đợc huy động và mở rộng vốn từ thông qua 3 bài tập thực hành sau:

Bài tập 1: Tìm trong bài Th gửi học sinh hoặc Việt Nam thân yêu những từ đồng nghĩa với “Tổ quốc”.

Bài tập 3: Trong từ “Tổ quốc” tiếng “quốc” có nghĩa là “nớc”, em hãy tìm thêm những từ chứa tiếng “quốc”.

- Các bài học đã thể hiện rõ tính hệ thống, cụ thể là đã có mối quan hệ tác động qua lại giữa các chủ điểm. Các từ ngữ dạy trong chủ điểm trớc thờng là cơ sở cho chủ điểm sau.

Ví dụ: ở lớp 3, học sinh đợc học chủ điểm “Tổ quốc” và “Thiên nhiên”, lên lớp 5 học sinh cũng đợc học về 2 chủ điểm này nhng các từ ngữ đợc khai thác nhiều hơn, sâu sắc hơn. Trong một chủ điểm, các bài tập đã thể hiện đợc tính tầng bậc rõ nét, gồm có bài tập nhận diện từ ngữ, bài tập hiểu từ ngữ và bài tập vận dụng từ ngữ. Tơng ứng với 3 nhóm bài tập dạy từ: MRVT, giải nghĩa từ, sử dụng từ.

- Các bài tập thuộc các chủ điểm về nội dung và hình thức đều thể hiện rõ quan điểm tích hợp. Các từ ngữ đều xoay quanh chủ điểm và đều có quan hệ với các phân môn khác trong các đơn vị học nh tập đọc chính tả, tập làm văn. Có một số bài tập mang tính chất tổng hợp, lồng ghép cả 3 nhiệm vụ vào một bài tập, ngữ liệu đa ra điển hình.

Ví dụ: Bài tập 3 trang 27: Đọc truyện sau “Con Rồng cháu Tiên” và trả lời câu hỏi sau:

a. Vì sao ngời Việt Nam ta gọi nhau là “đồng bào”?. b. Tìm từ bắt đầu bằng tiếng “đồng” (có nghĩa là cùng). c. Đặt câu với một trong những từ vừa tìm đợc.

- Các bài tập MRVT còn đợc lồng ghép nhiều nội dung khác: Giáo dục đạo đức, pháp luật, giáo dục giới tính, sức khỏe, môi trờng..., giúp các em hiểu biết, tự tin, năng động để trở thành chủ nhân tơng lai của đất nớc.

- Các bài tập của kiểu bài MRVT cũng nh bài tập của các kiểu bài khác trong phân môn LTVC, đều đợc biên soạn theo hớng giao tiếp, phát huy đợc tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh. Các bài tập không ra dới dạng cho sẵn mà yêu cầu học sinh thực hiện nhiều thao tác: kể tên, tìm, ghép, xếp, viết,

giải thích... Bài tập giải nghĩa từ theo kiểu duy danh định nghĩa trực tiếp đợc thay thế bằng các bài tập trắc nghiệm đơn giản mức độ trừu tợng, khó hiểu, đồng thời định hớng lựa chọn các nét nghĩa bản chất sát đúng với từ ngữ trong từng văn cảnh cụ thể.

Ví dụ: Khi dạy nghĩa của từ “trật tự”, SGK trình bày nh sau: Dòng nào sau đây nêu đúng nghĩa của từ “trật tự”:

a) Trạng thái bình yên, không có chiến tranh. b) Trạng thái yên ổn, bình lặng, không ồn ào. c) Trạng thái ổn định, có tổ chức, có kỉ luật.

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 48 - 50)