Lựa chọn bài tập và xác định đỉnh của graph

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 75 - 79)

- Phơng tiện, cách thức giao tiếp

2.2.3.1.Lựa chọn bài tập và xác định đỉnh của graph

Số lợng bài tập MRVT trong sách giáo khao Tiếng Việt lớp 4, 5 khá nhiều, kiểu dạng phong phú. Nhng trong số những bài tập ấy không phải bài tâp nào cũng cho phép học sinh lập graph một cách thuận lợi và việc lập graph không phải lúc nào cũng cho một cách giải sáng sủa, rõ ràng. Bởi vậy, để lập

graph có hiệu quả giáo viên phải có đủ cả hai điều kiện: Số lợng yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố đó.

Ví dụ 1: Bài MRVT: Đồ chơi - Trò chơi (TV4 - Tuần 15) gồm có 4 bài tập sau:

1. Nói tên đồ chơi hoặc trò chơi đợc tả trong các bức tranh sau:

2. Tìm thêm từ ngữ chỉ các đồ chơi hoặc trò chơi khác 3. Trong các đồ chơi, trò chơi kể trên:

a, Những trò chơi nào các bạn trai thờng a thích? Những trò chơi nào các bạn gái thờng a thích? Những trò chơi nào cả bạn trai lẫn bạn gái đều a thích?

b, Những đồ chơi, trò chơi nào có ích? Chơi đồ chơi, trò chơi ấy nh thế nào thì chúng trở nên có hại?

c, Những đồ chơi, trò chơi nào có hại, chúng có hại nh thế nào?

4. Tìm từ ngữ miêu tả tính chất, thái độ của con ngời khi tham gia các trò chơi.

Mục đích của các bài tập này là góp phần giúp học sinh mở rộng, phân loại và quản lý vốn từ về chủ đề “Đồ chơi - Trò chơi”. ở bài tập 1,2 ta có thể chia mỗi bài ra thành hai yêu cầu để tạo thành hai đỉnh của graph bộ phận.

Yêu cầu 1: Nói tên đồ chơi có trong tranh vẽ và tìm thêm từ ngữ khác. Yêu cầu 2: Nói tên trò chơi có trong tranh vẽ và tìm thêm từ ngữ khác. ở bài 3 mỗi một phần a, b, c ta cũng có thể chia thành các yêu cầu sau: Phần a chia thành 3 yêu cầu về nội dung để tạo thành 3 đỉnh của một graph bộ phận.

Yêu cầu 1: Những trò chơi, đồ chơi bạn gái thờng a thích. Yêu cầu 2: Những trò chơi, đồ chơi bạn trai thờng a thích.

Yêu cầu 3: Những trò chơi, đồ chơi cả bạn gái, bạn trai đều a thích.

Phần b, c ta có thể gộp lại thành một phần và xem đó là hai yêu cầu nhỏ để lập hai đỉnh của một graph bộ phận.

Nếu xét riêng từng bài tập trên, việc lập graph là không cần thiết. Nhng nếu nhìn tổng quát ta lại thấy các bài tập này đều có liên quan đến việc liệt kê, phân loại các từ ngữ cùng nằm trong một chủ điểm nên việc lập graph tổng hợp cho cả 4 bài tập lại là cần thiết.

Ví dụ 2: Bài MRVT Lạc quan - Yêu đời (TV4 - Tuần 34) gồm có các bài tập:

1. Sau đây là một số từ phức chứa tiếng vui: Vui chơi, vui lòng, góp vui, vui mừng, vui nhộn, vui sớng, vui thích, vui thú, vui tính, mua vui, vui vẻ,vui t- ơi, vui vui. Hãy xếp các từ ấy vào 4 nhóm sau:

a. Từ chỉ hoạt động. b. Từ chỉ cảm giác. c. Từ chỉ tính tình.

d. Từ vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác.

2. Từ mỗi nhóm trên ta chọn một từ và đặt câu với từ đó. 3. Thi tìm từ miêu tả tiếng cời và đặt câu với mỗi từ.

Trong 3 bài tập trên, bài tập 1 có 4 yêu cầu về nội dung ta có thể lập 1 graph với 4 đỉnh ứng với 4 yêu cầu đó, còn bài tập 2 và bài tập 3, nếu xét độc lập thì ta không thể lập graph đợc cho mỗi bài. Nhng nếu xét nó trong cả hệ thống 3 bài tập thì chúng ta có thể lập đợc 1 graph tổng hợp cho cả bài bằng cách chia nội dung của các bài tập thành 2 yêu cầu chính để lập thành 2 đỉnh ở bậc 1 là:

Yêu cầu 1: Từ phức chứa tiếng “vui” (đỉnh 1 bậc 1).

Yêu cầu 2: Từ miêu tả tiếng cời (đỉnh 2 bậc 1). Và từ yêu cầu 1 ta lại chia nhỏ ra thành các yêu cầu cụ thể nh ở sách giáo khoa để tạo thành các đỉnh phụ ở tầng bậc thứ 2 (thuộc cùng hệ thống với đỉnh 1 của bậc thứ nhất).

Bậc 2:

Đỉnh phụ (a): Từ phức chứa tiếng “vui” chỉ hoạt động. Đỉnh phụ (b): Từ phức chứa tiếng “vui” chỉ cảm giác. Đỉnh phụ (c): Từ phức chứa tiếng “vui” chỉ tính tình.

Đỉnh phụ (d): Từ phức chứa tiếng vừa chỉ tính tình vừa chỉ cảm giác. Còn bài tập 2, nếu để độc lập ta không thể lập graph riêng nhng nếu ta gộp nó lại với bài tập 1 để trở thành một yêu cầu, nội dung trong hệ thống nội dung bài 1 và 2 thì ta có thể tạo thành 2 đỉnh cùng nằm trong graph của bài tập 1 nhng thuộc tầng bậc thứ 3.

Ví dụ 3: Bài MRVT: Hữu nghị - Hợp tác. (TV5 - Tuần 6). 1. Xếp những từ có tiếng hữu dới đây thành 2 nhóm.

a. Hữu có nghĩa là bạn. b. Hữu có nghĩa là có.

(Hữu nghị, hữu hiệu, hữu tình, thân hữu, hữu ích, hữu hảo, bằng hữu, bạn hữu, hữu dụng).

2. Xếp các từ có tiếng “Hợp” dới đây thành 2 nhóm: a. Hợp có nghĩa là gộp lại.

b. Hợp có nghĩa là “đúng yêu cầu, đòi hỏi... nào đó”. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Hợp tình, hợp tác, phù hợp, hợp thời, hợp lệ, hợp nhất, hợp pháp, hợp lực, hợp lý, thích hợp).

3. Đặt một câu với một từ ở bài 1 và một câu với một từ ở bài 2. 4. Đặt câu với một trong các thành ngữ sau:

a, Bốn biển một nhà. b, Kề vai sát cánh. c, Chung lng đấu cật.

Nếu độc lập từng bài tập, ta có thể lập đợc graph cho bài 1, bài 2. Mỗi bài là một graph có hai đỉnh ứng với 2 yêu cầu a, b. Riêng bài 3 và bài 4 thì không lập đợc graph tách rời. Nhng nếu xét chúng trong cả hệ thống bài tập thì ta có thể gộp nội dung các bài tập lại với nhau để lập thành một graph tổng hợp cho toàn bài bằng các đỉnh theo tầng bậc khác nhau.

Đỉnh chính 1: Từ chứa tiếng “Hợp”. Bậc 1: Đỉnh chính 2: Từ chứa tiếng “Hợp”.

Đỉnh chính 3: Thành ngữ.

Đỉnh phụ 1.a: “Hợp” có nghĩa là “gộp lại .” Bậc 2: Đỉnh phụ1.b: “Hợp” có nghĩa là “đúng yêu cầu

Đỉnh phụ 2.a: “Hữu” có nghĩa là “bạn .” Đỉnh phụ 2.b: “Hữu” có nghĩa là “”. Bậc 3: Đỉnh chung: Đặt câu (Gộp yêu cầu của bài 3 và 4).

Nh vậy, không phải bài tập MRVT nào ở SGK Tiếng Việt lớp 4, 5 cũng đều có thể lập đợc graph. Các bài tập MRVT ở lớp 4, 5 có thể lập đợc graph hầu hết là các bài tập thuộc nhóm “Bài tập hệ thống hoá mở rộng vốn từ”. Cụ thể là các bài tập dạng: tìm từ và phân loại, quản lý vốn từ. Đồng thời có thể kết hợp thêm một số bài tập thuộc nhóm “bài tập sử dụng từ” (Điền từ, đặt câu, viết đoạn văn) để lập thành graph tổng hợp cho toàn bài học hay cho môt số bài tập trong bài học đó.

Để sử dụng đợc graph, và điều chỉnh một số bài tập cho đủ các điều kiện về các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cùng một chủ điểm. Có nh vậy, ta mới có thể xác định đợc các “đỉnh” của graph. Và phải hiểu đợc các mối quan hệ giữa các yếu tố nội dung, ta mới xác định đợc “cung” của graph. Liên kết các đỉnh bằng các cung theo đúng mối quan hệ của các yếu tố thì ta mới có đợc một graph hoàn chỉnh.

Một phần của tài liệu Dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ ở lớp 4, 5 theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh (Trang 75 - 79)