GV: Theo em, những ai có thể tham gia đóng góp vào thu nhập cho gia đình? (mọi thành viên đều phải tham gia đóng góp)
1. Phát triển kinh tế gia đình bằng cách làm thêm nghề phụ
GV yêu cầu: HS ghi vào vở những nội dung thích hợp ở bảng bên vào chỗ trống của các mục a, b, c... trong sách giáo khoa trang 126.
a. Tăng năng suất lao động, tăng ca sắp xếp, làm thêm giờ b. Làm kinh tế phụ, làm gia công tại gia đình
c. Dạy thêm (gia s), tận dụng thời gian tham gia quảng cáo bán hàng.
Hỏi: Theo em ngoài các hình thức trên để phát triển kinh tế gia đình cần có hình thức nào khác?
2. Em có thể làm gì để góp phần tăng thu nhập cho gia đình?
HS tự do phát biểu. GV định hớng theo 2 ý cũng góp phần đáng kể tăng thu nhập cho gia đình:
- Tiết kiệm (không lãng phí) - Chi tiêu hợp lý (đủ - khoa học).
Hỏi: Em có thể làm gì để giúp đỡ gia đình trên mảnh vờn xinh xắn? Em có thể giúp đỡ gia đình phát triển chăn nuôi không?
Em hãy liệt kê các công việc mình làm để giúp đỡ gia đình?
Chú ý thêm:
GV cần khai thác thêm ý để chứng tỏ đối với học sinh lớp 6 ở một số vùng, không nhất thiết phải trực tiếp lao động để tăng thu nhập của gia đình mà chỉ làm những việc vừa sức, hỗ trợ thêm cho các thành viên khác trong gia đình có điều kiện làm việc và lao động tốt hơn. Đó cũng là hình thức đóng góp tăng thu nhập cho gia đình. ♦ Tổng kết - dặn dò
Gọi HS trả lời câu hỏi 2, 3, 4. Đọc phần "Ghi nhớ". Dặn dò: học thuộc lòng bài cũ; đọc trớc bài 26.
Bài 26 Chi tiêu trong gia đình
(2 tiết)
A. Mục tiêu của bài họcSau khi học xong, HS: Sau khi học xong, HS:
• Biết đợc chi tiêu trong gia đình là gì? (đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ).
• Biết các khoản chi tiêu: Chi cho nhu cầu vật chất; Chi cho văn hóa tinh thần.
B. Chuẩn bị bài giảng1. Chuẩn bị nội dung 1. Chuẩn bị nội dung
Chi tiêu trong gia đình là gì, gồm những nội dung nào cần thể hiện trong cấu trúc bài soạn:
• Là các chi phí để đáp ứng nhu cầu vật chất và văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình từ nguồn thu nhập của họ.
• Các khoản chi tiêu hàng ngày: mua sản phẩm cho việc ăn uống. • Các khoản chi tiêu theo mùa vụ (thành đợt): tiền điện, tiền nhà...
Các khoản chi tiêu trong gia đình cần chú ý đến các biểu đồ trong sach giáo khoa:
• Chi cho nhu cầu vật chất;
• Chi cho nhu cầu văn hóa tinh thần.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
Tranh ảnh SGK.