II. Sắp xếp đồ đạc hợp lý trong nhà ở
2. Sắp xếp đồ đạc trong từng khu vực
GV yêu cầu HS nêu lại một số vấn đề đã học ở tiết trớc nh đồ đạc ở các vị trí sinh hoạt của gia đình đợc bố trí nh thế nào? giống hay khác nhau? có thể sử dụng chung đợc không?...
GV nhắc lại các đồ đạc ở các vị trí sinh hoạt của gia đình phải đợc sắp xếp sao cho: - Dễ nhìn
- Dễ lấy - Dễ thấy - Dễ tìm.
- Việc sắp xếp đồ đạc trong gia đình còn phải bảo đảm sự an toàn cho ngời sử dụng và các đồ đạc ấy cũng đợc giữ gìn sạch sẽ, bảo quản đúng qui cách nhằm tăng giá trị, kéo dài thời gian sử dụng.
- Các loại đồ đạc và cách sắp xếp chúng trong từng khu vực rất khác nhau, tùy điều kiện và ý thích của từng gia đình.
Ví dụ 1: (HS có thể ghi nhớ và thực hiện đợc)
Phích chứa nớc sôi của gia đình đợc bố trí để ở đâu?
- Phòng khách (đối với nhà có phòng khách).
- Nơi tiếp khách ở nhà chính (sử dụng phòng chung).
Để phích nớc sôi nh thế nào là hợp lý?
- Dễ rót nớc sôi vào
- Dễ lấy nớc sôi (thuận tay) để sử dụng.
Phích chứa nớc sôi có nguy hiểm không?
- Nếu nớc sôi tràn ra ngoài rất nguy hiểm, dễ bị bỏng.
Khi nào phích nớc sôi trở thành nguy hiểm?
- Khi để không đúng chỗ, dễ đổ vỡ làm nớc sôi tràn ra.
Vậy kết luận: phải để phích đúng vị trí dễ quan sát, dễ lấy ra lấy vào để sử dụng và phải ở chỗ an toàn (ít tiếp xúc với ngời qua lại nhất là trẻ em và các con vật nuôi nh chó, mèo đi qua) hay phải đợc định vị cố định (không có t thế đổ).
Ví dụ 2 (HS ghi nhớ và thực hiện đợc)
- Vị trí để bao diêm (hộp quẹt), máy lửa.
- Khi cần nguồn lửa đột xuất nhiều khi rất lúng túng, không biết tìm bao diêm, bật lửa ở đâu. Lý do là không quan tâm đến vị trí đặt bao diêm (hộp quẹt), máy lửa. Vì vậy trong gia đình cũng cần thống nhất và chỉ định chỗ để cố định của vật dụng này.
GV: Cho HS thảo luận về các tình huống bố trí đồ đạc trong gia đình: (tranh vẽ, ảnh hoặc thực tế).
- Bố trí đồ đạc hợp lý - Bố trí đồ đạc cha hợp lý
HS tự rút ra những bài học cần thiết cho bản thân (đây là nội dung có ý nghĩa thực tiễn cao).
Bài tập nhỏ tại lớp: sắp xếp sách vở và đồ dùng học tập hợp lý trong cặp sách của buổi học hôm nay (sự tuần tự, cái gì thừa, cái gì thiếu...).
GV dẫn dắt HS đi đến kết luận: mỗi khu vực có những đồ đạc cần thiết và đợc sắp xếp hợp lý, có tính thẩm mĩ, thể hiện cá tính của chủ nhân. Nó tạo nên sự thoải mái, hài lòng cho mọi ngời do rất thuận tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
- Đồ đạc trong gia đình không nhất thiết là phải mua mới. Có thể sửa chữa những đồ đạc cũ và đặt đúng vị trí thích hợp, phù hợp với yêu cầu sử dụng.
- Cách bố trí đồ đạc cần thuận tiện, thẩm mĩ song cũng lu ý đến sự an toàn và dễ lau chùi, quét dọn.