8. Cấu trúc của luận án
2.5.1. Kết quả điều tra qua ý kiến của giáo viên
Qua thăm dò ý kiến GV ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy kết quả như sau: 50% ý kiến GV được hỏi cho biết họ có sử dụng TNVL vào DH (trong số này có 84% ý kiến cho biết GV chỉ sử dụng TN có sẵn ở phòng bộ môn) và tần suất sử dụng còn rất ít; 56% GV có ý kiến rằng nếu có sử dụng TN thì họ chỉ sử dụng TN để biểu diễn, rất ngại cho HS tiến hành TN ở lớp. Việc tự tạo TN, cải tiến các dụng cụ TN loại đơn giản, dễ làm để phục vụ cho DHVL còn khá xa lạ đối với một số GV. Họ vẫn còn có tâm lý ngại suy nghĩ và ngại tự tạo TN, cụ thể là: chỉ có 12% ý kiến GV cho rằng bản thân có cải tiến, chỉnh sửa TN hoặc do mình tự làm ra TN mới; trong số đó có 8% ý kiến họ có làm dụng cụ mới và 6% ý kiến GV cho biết họ đã cho HS cùng tự tạo TN để phục vụ DH trong thời gian qua.
Trong khi đó, vấn đề trang bị dụng cụ, TNVL của các trường qua ý kiến GV là: 48% GV cho rằng nhà trường đã trang bị đủ dụng cụ TN, trong đó chỉ có 12% GV được hỏi cho biết dụng cụ hiện tại đảm bảo chất lượng để DH. Như vậy, thực trạng thiết bị TN hiện nay còn rất hạn chế: thiếu về số lượng, không đồng bộ hoặc không
- 73 -
đảm bảo chất lượng (88% ý kiến). Đặc biệt trong phần Điện học, Điện từ học VL 9 THCS, có 72% ý kiến GV cho biết thiết bị rời rạc, ít có tổ hợp dụng cụ làm được nhiều TN, rất nhiều thiết bị nhanh hỏng, chưa tạo hứng thú cho người sử dụng.
Đối với vấn đề sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm trong DHVL ở THCS, qua điều tra thì có hơn 54% ý kiến GV chưa bao giờ thực hiện; 39% ý kiến GV cho rằng họ đã tiến hành một vài lần nhưng giờ không còn làm nữa; chỉ có 7% ý kiến GV cho rằng vừa qua họ đã dành nhiều thời gian cho việc này và đã làm có hiệu quả.
Trong DH với hình thức tổ chức theo nhóm, 73% ý kiến GV chọn PPDH nhóm là PPDH tích cực mà họ thường sử dụng khi cần thiết, những PPDH tích cực khác được họ sử dụng với tần suất rất ít, chứng tỏ tổ chức DH nhóm vẫn là PPDH thuận lợi và dễ sử dụng đối với GV nhất. Trong đó có 74% ý kiến GV cho biết khi tổ chức DH nhóm thì họ sử dụng kiểu nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS. Bên cạnh đó, khi được hỏi về tính khả thi và cần thiết của việc khai thác, sử dụng TNTT vào hỗ trợ tổ chức DH nhóm thì có đến 85% ý kiến GV thống nhất là rất cần thiết và cần thiết. Kết quả điều tra còn cho thấy một số tồn tại chung về tổ chức DH nhóm, cụ thể là: các hình thức tổ chức DH nhóm vẫn chưa được GV nắm bắt hết, nhất là trong tổ chức nhóm với sự hỗ trợ của TNVL; phương tiện chủ yếu hỗ trợ DH nhóm cũng chỉ có phiếu học tập. Tuy có nhiều GV đã thấy được vai trò của tổ chức DH theo nhóm nói chung và DH nhóm nhỏ nói riêng nhưng họ vẫn tỏ ra lúng túng với quy trình DH theo nhóm. Đặc biệt là rất ít GV thấy được vai trò của tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT sẽ r n luyện các KN thực hành TN, KN hợp tác cho HS trong DH. 91% ý kiến GV đều thống nhất rằng: nhiệm vụ học tập theo nhóm mà họ giao cho HS còn đơn giản hoặc đơn điệu, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân và thiếu định hướng, giải pháp tổ chức để HS buộc phải hợp tác, hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với vấn đề tổ chức tự học ở nhà cho HS thì 92% ý kiến GV không quan tâm hoặc chỉ quan tâm rất ít, nhất là hướng dẫn HS tự làm TN ở nhà để củng cố, luyện tập, mở rộng kiến thức.