Một số yêu cầu trong sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học vật lý theo

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 69 - 70)

8. Cấu trúc của luận án

2.4.2.Một số yêu cầu trong sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học vật lý theo

Mặc dù thuật ngữ “hỗ trợ” chỉ mang nghĩa “trợ giúp”, nhưng trong DH nhóm, sự hỗ trợ của TNTT đóng vai trò quan trọng, tác động đến hiệu quả tổ chức DHVL theo nhóm. Sử dụng TNTT để hỗ trợ tổ chức DH nhóm không chỉ mang ý nghĩa đơn thuần là sử dụng TNTT vào DH nhóm mà còn đòi hỏi đảm bảo một số yêu cầu nhằm tổ chức hiệu quả hình thức DH này theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động hoạt động NT của HS trong DHVL ở THCS. Cụ thể là:

- 58 -

thức. Đó là các đơn vị kiến thức mà HS có thể: được hình thành trên cơ sở vốn hiểu

biết ban đầu; tự tìm ra thông qua việc thảo luận, hợp tác với bạn và thực hiện các thao tác lắp ráp, tiến hành TN, thu thập xử lý kết quả [53]; [54]; [69].

- Sử dụng phối hợp TN giáo khoa với TNTT nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ tổ

chức DHVL theo nhóm. Việc khai thác và đề xuất tự tạo TN có vai trò quan trọng trong DHVL nhưng không phải vì vậy mà có thể thay thế hoàn toàn TN giáo khoa sẵn có bằng TNTT. Các phương án TNTT thường được khai thác, tự tạo dựa trên những hạn chế hoặc sự thiếu hụt về TN giáo khoa, do đó yêu cầu sử dụng phối hợp TN giáo khoa với TNTT là vấn đề tất yếu. Việc phối hợp có thể theo các cách như: sử dụng đồng thời TN giáo khoa với TNTT trong cùng một tiết DH, sử dụng ở các khâu khác nhau của tiến trình DH; sử dụng phối hợp các TN trong cùng một nội dung và mục đích hoặc trong một PPDH như tổ chức các hoạt động nhóm; sử dụng TN giáo khoa để DH trên lớp và TNTT để hướng dẫn HS củng cố, luyện tập vận dụng kiến thức ở nhà... Sự phối hợp các TN trong quá trình DH không chỉ góp phần tạo hứng thú học tập cho HS mà còn giúp đáp ứng về mặt số lượng cũng như chất lượng của thiết bị TN trong DHVL. Bên cạnh đó, thông qua việc sử dụng phối hợp nhiều phương án TN khác nhau cho cùng một nội dung TN sẽ giúp HS có nhiều cứ liệu TNg để HS so sánh, tổng hợp và phân tích kết quả TN đang nghiên cứu [81].

- Sử dụng TNTT hỗ trợ trong đa dạng các hình thức tổ chức DH nhóm trên lớp

cũng như ở nhà. Trong DHVL ở trường THCS, có thể sử dụng TNTT hỗ trợ đa dạng các

hình thức trong tổ chức DH theo nhóm như: DH kiến thức mới, thực hành TN ở trên lớp và tự học ở nhà hoặc trong các giờ ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo... nhằm phát huy vai trò của TNTT trong hỗ trợ tổ chức DH nhóm đồng thời tạo ra các môi trường và hình thức học tập khác nhau theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 69 - 70)