Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương trình phần Điện học

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 88 - 90)

8. Cấu trúc của luận án

3.1.2. Đặc điểm cấu trúc, nội dung chương trình phần Điện học

- 77 -

chung, các nội dung chính đều có thể tổ chức DH nhóm trên cơ sở khai thác kiến thức và hiểu biết sẵn có của HS, từ đó nêu ra vấn đề cần nghiên cứu và khảo sát. Đó là các nội dung như: mối quan hệ giữa cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch và hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch đó; mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch nối tiếp hoặc song song với các điện trở thành phần; mối quan hệ giữa điện trở của dây dẫn với chiều dài, tiết diện và vật liệu làm dây dẫn… Trong tổ chức DH, HS cần được tạo điều kiện để thảo luận, trao đổi trong việc đề xuất các sơ đồ mạch điện, cách bố trí TN để khảo sát các mối quan hệ mà chính các đã tự phát hiện ra hoặc giải quyết vấn đề đặt ra gắn với thực tiễn. Ngoài ra, HS cần được r n luyện các KN thực hành TN, tự các em tiến hành TN với sự hợp tác của các thành viên trong nhóm để tìm ra kiến thức cần nghiên cứu hoặc giải các bài tập bằng TN, nhất là khi có sự hỗ trợ của TNTT với các yêu cầu về gia công, lắp ráp và tiến hành TN.

Với thời lượng 2 tiết trong một tuần, nội dung kiến thức trong mỗi bài của phần Điện học VL lớp 9 thường thuận tiện cho GV khai thác, sử dụng TN hỗ trợ tổ chức DH nhóm nhằm tích cực hóa hoạt động NT của HS. Nhìn chung các dụng cụ, thiết bị TN phục vụ DH này tương đối đơn giản, dễ lắp ráp, dễ tiến hành. Do đó GV hoàn toàn có thể tổ chức cho các nhóm lắp ráp và tiến hành các TN để chủ động, tự lực tìm tòi kiến thức cần nghiên cứu. Qua đó đồng thời r n luyện cho HS các KN về lắp ráp mạch điện, sử dụng các dụng cụ đo (như ampe kế, vôn kế, đồng hồ vạn năng…), xác định điện trở và công suất của dụng cụ điện bằng vôn kế và ampe kế… Mặt khác, chính việc trực tiếp lắp ráp, tiến hành TN sẽ kích thích tính tò mò, hứng thú học tập và củng cố niềm tin khoa học cho HS trong quá trình DHVL ở trường THCS.

Để tạo cho tất cả HS đều có thể thu nhận kiến thức mới, hình thành và phát triển các KN thực hành cơ bản, GV cần tổ chức cho HS cơ hội tham gia làm TN và thảo luận nhóm khi thu nhập và xử lí thông tin. Cần tránh tình trạng chỉ có một số HS trực tiếp làm TN còn các HS khác chỉ quan sát. Nhiều TN thuộc phần Điện học tuy đơn giản nhưng GV cần phải hướng dẫn cho HS thực hiện theo một quy trình chung, đó là: xác định mục đính TN; vẽ sơ đồ mạch điện; lắp ráp mạch điện theo sơ đồ; thực hiện các phép đo; lập bảng ghi số liệu đo; xử lí số liệu đo được, chú ý đến sai số đo; phát biểu kết luận.

Cấu trúc nội dung chương trình phần Điện học lớp 9 có nhiều nội dung kiến thức có thể tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNVL nói chung và TNTT nói riêng nhằm phát huy tính tích cực, tự lực trong hoạt động NT của HS. Cụ thể là [53]; [54]; [65]:

- Định luật Ôm về mối quan hệ giữa hiệu điện thế và cường độ dòng điện đối với đoạn mạch chứa điện trở: Khi nghiên cứu phần này, các nhóm HS có thể lắp ráp

- 78 -

mạch điện, tiến hành TN để phát hiện mối quan hệ giữa các đại lượng U và I, từ đó rút ra định luật Ôm, đồng thời r n luyện cho HS KN, kỹ xảo cần thiết, nhất là KN thực hành TN. Các KN này sẽ tiếp tục phát triển trong các bài tiếp theo như xác định điện trở dây dẫn của đoạn mạch nối tiếp và song song, xác định sự phụ thuộc của điện trở vào các yếu tố của dây dẫn thông qua làm TN để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện bằng vôn kế và ampe kế.

- Trong bài Công và công suất: Khi tổ chức theo PPDH nhóm, HS sẽ quan sát, đọc các số liệu ghi trên bóng đ n, trên các dụng cụ điện khác nhau và tìm hiểu ý nghĩa của các số ghi này. Trong đó, GV tổ chức cho các nhóm có thể tiến hành TN đo cường độ dòng điện I chạy qua các dụng cụ khi chúng hoạt động bình thường với hiệu điện thế định mức U. Từ đó giúp HS sẽ phát hiện mối liên hệ giữa công suất định mức P với hiệu điện thế U và cường độ I (P = U.I). Ngoài ra, trên cơ sở kiến thức về mối quan hệ công và công suất cơ học ở lớp 8 yêu cầu HS thảo luận nhóm để đưa ra công thức tính công của dòng điện hay điện năng tiêu thụ A = P.t.

- Trong chủ đề an toàn điện và sử dụng tiết kiệm điện năng, việc đề xuất các biện pháp sử dụng an toàn và tiết kiệm điện năng cần để HS tự thảo luận trong nhóm dựa trên cơ sở vốn hiểu biết sẵn có của các em từ các lớp dưới và từ thực tiễn cuộc sống.

Với các nội dung kiến thức khác trong phần này GV đều có thể tổ chức DH theo nhóm. Như vậy, về cơ bản thì các nội dung phần Điện học VL 9 đều có thể tổ chức DH trên cơ sở khai thác các kiến thức và hiểu biết sẵn có của HS, từ đó nêu ra các vấn đề cần nghiên cứu. Qua đó, HS sẽ được tạo điều kiện để thảo luận, trao đổi trong quá trình tìm kiếm để hình thành kiến thức, KN và phát triển tư duy. Trong quá trình tổ chức DH đó thì TN và phương tiện trực quan đóng một vai trò hỗ trợ hết sức quan trọng. Do đó, GV cần tạo điều kiện để HS gia công dụng cụ, tự lắp ráp mạch điện, tiến hành các phép đo cần thiết hoặc HS tự tiến hành các TNTT ở nhà…

Nhìn chung các dụng cụ, thiết bị TN phục vụ DH chương này tương đối đơn giản, dễ lắp ráp và tiến hành TN không mất nhiều thời gian, dễ thành công. Vì vậy, GV có thể cho HS sử dụng các thiết bị TNTT qua gia công, lắp ráp và tiến hành các TN theo nhóm để từ đó thảo luận, trình bày báo cáo trước lớp để rút ra kiến thức cần đạt nhằm nâng cao hứng thú và niềm tin trong học tập cho HS [54].

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)