Quy trình thiết kế tiến trình dạy học nhóm với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 82)

8. Cấu trúc của luận án

2.4.6. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học nhóm với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo

Chuẩn bị cơ sở vật chất và việc soạn thảo tiến trình tổ chức DH là khâu chuẩn bị quan trọng cho quá trình tổ chức DH trên lớp hoặc hướng dẫn HS tự học ở nhà. Quy trình thiết kế tiến trình DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT gồm 5 bước, được thực hiện như sau:

Sơ đồ 2.6. Quy trình thiết kế tiến trình DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT.

Bước 1: Xác định mục tiêu DH. Việc xác định mục tiêu DH giúp GV chọn lựa và định hướng đúng quá trình thiết kế tiến trình DH theo hình thức tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT trong từng bài học cụ thể của chương trình VL ở THCS.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung kiến thức để chỉ ra những đơn vị kiến thức phù

hợp tổ chức DH nhóm và sử dụng TNTT. Sau khi chia bài học theo từng đơn vị kiến

thức cụ thể, cần nghiên cứu các nội dung kiến thức có thể tổ chức DH nhóm và sử dụng các phương án TNTT để hỗ trợ DH nhóm. Để thực hiện hiệu quả bước này, cần trả lời các câu hỏi sau: Những nội dung kiến thức nào trong bài có thể tổ chức DH nhóm? KN nào trong mục tiêu DH có thể được r n luyện qua hoạt động nhóm? Trong những nội dung có thể tổ chức DH nhóm, nội dung nào phù hợp với việc sử dụng TN và TNTT để hỗ trợ tổ chức các hoạt động nhóm?

Bước 3:Xác định các mức độ hỗ trợ của TNTT vào tổ chức DH nhóm. Dựa vào nội dung kiến thức cụ thể, hình thức tổ chức nhóm và mức độ có thể phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong hoạt động NT để xác định mức độ hỗ trợ của TNTT vào tổ chức DH nhóm. Bên cạnh đó, việc xác định mức độ hỗ trợ cũng cần dựa trên điều kiện về thiết bị TN hiện có và sẽ tự tạo, thời gian và năng lực vốn có của từng đối tượng HS của các lớp cụ thể. Từ đó, việc lựa chọn các phương án TNTT thường gắn liền với việc xác

Bƣớc 1. Xác định mục tiêu DH

Bƣớc 3. Xác định các mức độ hỗ trợ của TNTT vào tổ chức DH nhóm

Bƣớc 5. Soạn thảo tiến trình DH (giáo án)

Tổ chức dạy học theo tiến trình đã soạn thảo

Bƣớc 4. Khai thác, tự tạo TN

Bƣớc 2. Nghiên cứu nội dung kiến thức để chỉ ra những đơn vị kiến thức

- 71 -

định mức độ hỗ trợ, các phương án TNTT đó phải là những TN mà GV đã tự tạo thành công, đảm bảo các nguyên tắc của TN trong DH và đáp ứng các yêu cầu của việc sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm (có nêu trên). Để thực hiện hiệu quả bước này, cần làm rõ các vấn đề sau: Cần vận dụng mức độ hỗ trợ nào để phù hợp với quá trình tổ chức DH nhóm? Những phương án TNTT nào phù hợp với tổ chức DH nhóm theo các mức độ đó? Trong các phương án TNTT được sử dụng, HS được tham gia thực hiện các hoạt động và thao tác nào? Có phù hợp với năng lực hiện có của HS không?

Bước 4: Khai thác, tự tạo TN theo phương án lựa chọn. Dựa vào các phương án TNTT được lựa chọn, GV tiến hành tự tạo TN đáp ứng yêu cầu tổ chức DH nhóm về số lượng và các mức độ hỗ trợ cho hoạt động nhóm. Đối với các thiết bị TN đơn giản, có thể hướng dẫn HS chuẩn bị vật liệu, thiết bị ở nhà. Trong quá trình thực hiện, GV cần giải quyết các vấn đề sau: Cần gia công, chế tạo bao nhiêu bộ TNTT cho mỗi phương án (khi có sử dụng nhiều phương án TNTT khác nhau trong một TN)? HS cần chuẩn bị những vật liệu và thiết bị gì ở nhà? Sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm trong DH theo hình thức nào (TN của HS, TN biểu diễn, TN thực hành HS...)? Suwe dụng ở giai đoạn nào của quá trình DHVL (mở đầu, nghiên cứu khảo sát, kiểm chứng kiến thức mới, ôn tập củng cố, vận dụng, luyện tập, thực hành, kiểm tra, đánh giá...)?

Bước 5:Soạn thảo tiến trình DH (giáo án). Dựa vào quy trình tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT trong DH kiến thức mới, thực hành TN hoặc tự học ở nhà cho HS để thiết kế tiến trình DH và soạn giáo án lên lớp phù hợp theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và chủ động trong hoạt động NT của HS. Để soạn được những tiến trình DH khả thi, phù hợp với mục tiêu, nội dung và đối tượng DH đòi hỏi GV cần rèn luyện năng lực tổ chức DH và các KN về thực hành TN. Do đó, GV cần có sự chủ động về các phương án thực hiện trong tiến trình DH, tạo sự gắn kết hợp lý giữa các hoạt động DH trên lớp, với DH thực hành và tự học ở nhà, sự chuẩn bị hợp lý về thiết bị TNTT của GV và chuẩn bị vật liệu để tự tạo TN của HS.

Tổ chức DH theo tiến trình đã soạn thảo là giai đoạn thực hiện và kiểm tra

tính khả thi của tiến trình DH đã thiết kế. Để thực hiện hiệu quả việc tổ chức DH trên lớp, GV không những cần đảm bảo tốt việc soạn thảo tiến trình DH theo hướng tích cực hóa hoạt động NT của HS, mà cần có sự đúc rút kinh nghiệm qua mỗi lần tổ chức DH trên lớp hoặc hướng dẫn tự học ở nhà để kịp thời điều chỉnh, hoàn thiện dần kế hoạch DH. Tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT là một xu hướng DH tích cực, hiệu quả và thuận tiện cho GV bởi lẽ quá trình chuẩn bị và tổ chức DH mang tính phổ biến, thuận lợi và phù hợp với năng lực DH của GV và năng lực học tập của HS. Nội dung chương trình VL ở THCS hiện hành hoàn toàn khả thi đối với hình thức tổ chức này, nhất là các nội dung kiến thức phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 THCS.

- 72 -

2.5. Thực trạng vấn đề sử dụng thí nghiệm tự tạo trong dạy học vật lý lớp 9 theo nhóm ở các trƣờng trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên – Huế

Để làm rõ về thực trạng DHVL hiện nay trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế làm cơ sở cho vấn đề nghiên cứu, đề tài tiến hành điều tra, khảo sát ý kiến GV đã từng tham gia DHVL lớp 9 (có thâm niên công tác từ 4 năm trở lên) ở các trường THCS: Thống Nhất, Chu Văn An, Nguyễn Tri Phương, Phan Sào Nam, Hàm Nghi, Tôn Thất Tùng, Trần Phú, Trần Cao Vân, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Chí Diểu, Duy Tân, Tố Hữu, Hùng Vương, Lý Tự Trọng, Nguyễn Bỉnh Khiêm thuộc thành phố Huế; Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Thanh, Thủy Vân thuộc Huyện Hương Thủy; Phú Mỹ, Phú Thượng, Vinh Xuân, Phú Tân thuộc Huyện Phú Vang; Nguyễn Khánh Toàn, Hương Văn, Hương Vinh, Hải Dương thuộc Huyện Hương Trà; Đặng Dung, Đặng Tất, Ngô Thế Lân, Nguyễn Hữu Dật, Phạm Quang Ái, Phan Thế Phương thuộc Huyện Quảng Điền... và HS ở các trường THCS Hải Dương, Phan Sào Nam, Vinh Xuân, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hoàng thuộc địa bàn thành phố và nông thôn. Phiếu điều tra đề cập đến các vấn đề chính sau: tình hình chung về DHVL trong việc tích cực hóa hoạt động NT của HS; vấn đề sử dụng TNVL và TNTT trong DHVL ở trường phổ thông; tính hiệu quả của việc tổ chức DH nhóm trong DHVL ở trường THCS; một số vấn đề liên quan đến r n luyện các KN thực hành trong DHVL lớp 9 ở THCS (xem phụ lục 4: Phiếu điều tra GV và HS; phụ lục 2: Kết quả điều tra). Bên cạnh đó, khi tìm hiểu về r n luyện một số KN thực hành TN cơ bản trong DHVL, chúng tôi tiến hành hỏi đáp trực tiếp với GV và HS để nắm bắt một số thông tin làm cơ sở thực tiễn cho tổ chức DH với việc khai thác và sử dụng TNTT hỗ trợ DH nhóm.

2.5.1. Kết quả điều tra qua ý kiến của giáo viên

Qua thăm dò ý kiến GV ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy kết quả như sau: 50% ý kiến GV được hỏi cho biết họ có sử dụng TNVL vào DH (trong số này có 84% ý kiến cho biết GV chỉ sử dụng TN có sẵn ở phòng bộ môn) và tần suất sử dụng còn rất ít; 56% GV có ý kiến rằng nếu có sử dụng TN thì họ chỉ sử dụng TN để biểu diễn, rất ngại cho HS tiến hành TN ở lớp. Việc tự tạo TN, cải tiến các dụng cụ TN loại đơn giản, dễ làm để phục vụ cho DHVL còn khá xa lạ đối với một số GV. Họ vẫn còn có tâm lý ngại suy nghĩ và ngại tự tạo TN, cụ thể là: chỉ có 12% ý kiến GV cho rằng bản thân có cải tiến, chỉnh sửa TN hoặc do mình tự làm ra TN mới; trong số đó có 8% ý kiến họ có làm dụng cụ mới và 6% ý kiến GV cho biết họ đã cho HS cùng tự tạo TN để phục vụ DH trong thời gian qua.

Trong khi đó, vấn đề trang bị dụng cụ, TNVL của các trường qua ý kiến GV là: 48% GV cho rằng nhà trường đã trang bị đủ dụng cụ TN, trong đó chỉ có 12% GV được hỏi cho biết dụng cụ hiện tại đảm bảo chất lượng để DH. Như vậy, thực trạng thiết bị TN hiện nay còn rất hạn chế: thiếu về số lượng, không đồng bộ hoặc không

- 73 -

đảm bảo chất lượng (88% ý kiến). Đặc biệt trong phần Điện học, Điện từ học VL 9 THCS, có 72% ý kiến GV cho biết thiết bị rời rạc, ít có tổ hợp dụng cụ làm được nhiều TN, rất nhiều thiết bị nhanh hỏng, chưa tạo hứng thú cho người sử dụng.

Đối với vấn đề sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm trong DHVL ở THCS, qua điều tra thì có hơn 54% ý kiến GV chưa bao giờ thực hiện; 39% ý kiến GV cho rằng họ đã tiến hành một vài lần nhưng giờ không còn làm nữa; chỉ có 7% ý kiến GV cho rằng vừa qua họ đã dành nhiều thời gian cho việc này và đã làm có hiệu quả.

Trong DH với hình thức tổ chức theo nhóm, 73% ý kiến GV chọn PPDH nhóm là PPDH tích cực mà họ thường sử dụng khi cần thiết, những PPDH tích cực khác được họ sử dụng với tần suất rất ít, chứng tỏ tổ chức DH nhóm vẫn là PPDH thuận lợi và dễ sử dụng đối với GV nhất. Trong đó có 74% ý kiến GV cho biết khi tổ chức DH nhóm thì họ sử dụng kiểu nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS. Bên cạnh đó, khi được hỏi về tính khả thi và cần thiết của việc khai thác, sử dụng TNTT vào hỗ trợ tổ chức DH nhóm thì có đến 85% ý kiến GV thống nhất là rất cần thiết và cần thiết. Kết quả điều tra còn cho thấy một số tồn tại chung về tổ chức DH nhóm, cụ thể là: các hình thức tổ chức DH nhóm vẫn chưa được GV nắm bắt hết, nhất là trong tổ chức nhóm với sự hỗ trợ của TNVL; phương tiện chủ yếu hỗ trợ DH nhóm cũng chỉ có phiếu học tập. Tuy có nhiều GV đã thấy được vai trò của tổ chức DH theo nhóm nói chung và DH nhóm nhỏ nói riêng nhưng họ vẫn tỏ ra lúng túng với quy trình DH theo nhóm. Đặc biệt là rất ít GV thấy được vai trò của tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT sẽ r n luyện các KN thực hành TN, KN hợp tác cho HS trong DH. 91% ý kiến GV đều thống nhất rằng: nhiệm vụ học tập theo nhóm mà họ giao cho HS còn đơn giản hoặc đơn điệu, không cần huy động nhiều kinh nghiệm của từng cá nhân và thiếu định hướng, giải pháp tổ chức để HS buộc phải hợp tác, hỗ trợ nhau trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với vấn đề tổ chức tự học ở nhà cho HS thì 92% ý kiến GV không quan tâm hoặc chỉ quan tâm rất ít, nhất là hướng dẫn HS tự làm TN ở nhà để củng cố, luyện tập, mở rộng kiến thức.

2.5.2. Kết quả điều tra qua ý kiến của học sinh

Qua điều tra ý kiến của gần 400 HS đã và đang học chương trình VL lớp 9 ở một số trường THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy: có đến 88% HS vẫn chưa nắm chắc các kiến thức đã học, đặc biệt là các nội dụng liên quan đến TN, thực hành và có vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống. HS vẫn chưa được tiếp xúc nhiều với TNVL và việc sử dụng TNTT trong học tập đối với nhiều em là vấn đề còn xa lạ. Cụ thể: 66% ý kiến HS cho rằng GV làm TN một vài lần khi học phần này; 14% ý kiến HS cho rằng GV có làm nhiều TNVL. Kết quả này phù hợp với ý kiến GV cho rằng ít khi làm hết các TN yêu cầu của chương trình. Đối với việc đầu tư khai thác và tự tạo TN, chỉ có 11% ý kiến HS được hỏi cho rằng GV có sử dụng TN mà GV tự làm ra, 62% ý kiến HS cho rằng GV

- 74 -

chưa bao giờ sử dụng TNTT , số còn lại không có ý kiến bởi vì các em không quan tâm hoặc chưa phân biệt được TN nào do GV tự tạo với các TN giáo khoa sẵn có. Kết quả này một lần nữa khẳng định việc GV đầu tư khai thác, tự tạo TN hiện nay vẫn còn rất ít, mặc dù hầu hết HS (90% ý kiến HS) cho rằng nếu GV có sử dụng TN trong DH thì các em sẽ rất hứng thú và tích cực hơn trong quá trình học tập ở trên lớp cũng như tự học ở nhà.

Những mong muốn của HS đối với việc đổi mới PPDH của GV đều tập trung vào một số vấn đề sau: GV cần dành nhiều thời gian để làm TN, phân tích, hướng dẫn kỹ hơn các thao tác TN để HS có thể tự làm; GV nên hướng dẫn cho các em làm TN ở nhà hoặc trong hoạt động ngoại khóa nhiều hơn... Cụ thể: 95% ý kiến HS cho biết các em thích học tập theo nhóm hơn là ngồi học chung cả lớp, trong đó đối với kiểu nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS được em chọn nhiều nhất (73% ý kiến HS). Đối với vấn đề khảo sát ý thức của HS về các nhiệm vụ học tập về nhà hoặc các yêu cầu liên quan đến việc tự tạo TN ở nhà của GV, kết quả thu được cho thấy có tính khả quan, cụ thể là: 80% và 87% ý kiến HS trả lời sẽ thực hiện ngay nhiệm vụ trong các nội dung được hỏi... Điều này chứng tỏ bản thân các em luôn muốn được thể hiện năng lực của mình, muốn được hướng dẫn nhiều nội dung về TN để tự học ở nhà. Tuy nhiên, khi được hỏi về suy nghĩ của các em về các nội dung kiểm tra, đánh giá có sử dụng TN, chỉ 44% ý kiến HS cho rằng có chú trọng đến điều này. Tóm lại, HS đã quan tâm nhiều đến việc khai thác, sử dụng TNVL nói chung và TNTT nói riêng trong quá trình DHVL ở trường phổ thông, tuy nhiên thực trạng DH hiện nay vẫn chưa đáp ứng hết những nhu cầu đó.

2.5.3. Nguyên nhân của thực trạng

Thực trạng trên do nhiều nguyên nhận khác nhau, tuy nhiên có thể bắt nguồi từ những nguyên nhân cơ bản sau:

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị ở các trường THCS còn ngh o nàn, thiếu đồng bộ, chóng hư hỏng, lạc hậu, thiếu tính đa dạng nên thường gây nhàm chán cho cả GV và HS. - GV rất ngại sử dụng TN để DH, một phần không bị bắt buộc, một phần do việc sử dụng TN đòi hỏi đầu tư trí tuệ, thời gian, công sức.

- Nhiều GV chưa đủ năng lực chuyên môn, nghiệp vụ để khai thác, sử dụng TN vào DH một cách hợp lý, hiệu quả. Bên cạnh đó, ở một số nơi thì vấn đề bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho GV chưa được tiến hành thường xuyên, việc sử dụng thiết bị, phương tiện DH chỉ mang tính đối phó, thời vụ. Ngoài ra, một thực trạng khá phổ biến là nhiều GV coi việc sử dụng trình chiếu để mô phỏng TN ảo trên máy tính là phương

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)