Các nghiên cứu về khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ dạy học nhóm

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 33)

8. Cấu trúc của luận án

1.2.3. Các nghiên cứu về khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ dạy học nhóm

Vấn đề nghiên cứu chế tạo và sử dụng TN trong DHVL đã có một số đề tài đề cập, nhưng cho tới nay, những nghiên cứu về khác thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động NT của HS vẫn còn rất ít. Trong luận án tiến sĩ “Xây dựng và sử dụng thiết bị thí nghiệm thực tập theo hướng phát triển hoạt động tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học chương Dao động

cơ học ở lớp 12 trường THPT” của Dương Xuân Quý đã đề cập đến vấn đề xây dựng,

chế tạo TN nhằm tích cực hóa hoạt động NT của HS trong việc sử dụng TN kỹ thuật để tổ chức DH nhóm. Nhưng theo chúng tôi, kết quả nghiên cứu đó vẫn chưa đi sâu xây dựng quy trình tổ chức DH nhóm hoặc nêu được các đặc điểm, vai trò của TNTT trong hỗ trợ tổ chức DH nhóm [58].

Đề cập cụ thể hơn đến vấn đề sử dụng TN vào DH nhóm, trong luận án tiến sĩ của Huỳnh Trọng Dương đã đề xuất 6 biện pháp sư phạm trong việc tích cực hóa hoạt động NT của HS. Trong đó, tác giả nhấn mạnh đến biện pháp đổi mới hình thức tổ chức DH đối với DH kiến thức mới theo 3 hình thức tổ chức DH sau: nhiệm vụ được giao và thực hiện thống nhất cho cả lớp (hình thức 1); nhiệm vụ được giao thống nhất cho cả lớp, thực hiện công việc theo nhóm với sản phẩm giống nhau (hình thức 2); và mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ riêng, sau đó lắp ráp thiết bị TN của các nhóm thành sản phẩm chung của cả lớp (hình thức 3). Như vậy, tuy chưa tập trung nghiên cứu về tổ chức DH theo nhóm với sự hỗ trợ của TNTT nhưng công trình này bước đầu sử dụng TNTT vào tổ chức nhóm nhằm tích cực hóa hoạt động NT của HS. Đặc biệt, tác giả của công trình này đã xác định được vấn đề: Để hoạt động DH học đem lại hiệu quả cao theo hướng tích cực hóa hoạt động NT của người học, GV phải sử dụng hình thức DH cho phù hợp với đặc trưng bộ môn. Đối với bộ môn VL, GV phải khai thác hiệu quả của TN trong DH vào các hình thức 2, hình thức 3 để phát huy tính tích cực, tư duy sáng tạo của HS THCS trong DHVL[15]. Như vậy, để thực hiện tốt biện pháp sư phạm mà tác giả Huỳnh Trọng Dương đã đề xuất thì nhất thiết phải xây dựng các quy trình tổ chức DH trong đó vận dụng hình thức tổ chức DH nhóm với sự

- 22 -

hỗ trợ của TN nói chung và TNTT nói riêng theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động NT của HS trong DHVL.

Với hướng nghiên cứu về sử dụng TN và các phương tiện trực quan vào DH một số kiến thức của chương trình VL lớp 9 ở các phần Điện học, Điện từ học, thời gian qua đã có một số tác giả nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng DHVL ở THCS. Cụ thể là:

Tác giả Trần Văn Thạnh với đề tài luận án tiến sĩ “Nghiên cứu sử dụng phối

hợp thí nghiệm vật lý với các phương tiện nghe nhìn trong dạy học vật lý lớp 9 THCS

[65]. Đóng góp của tác giả đã chứng tỏ vấn đề sử dụng phối hợp TNVL với các phương tiện nghe nhìn sẽ góp phần tăng cường tính trực quan của các TNTT và làm sinh động hơn quá trình DH nhằm tích cực hóa được hoạt động NT của HS trong DH chương trình VL 9 THCS. Tuy nhiên hướng nghiên cứu khai thác Multimedia lại chưa đáp ứng hết nhu cầu về phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động NT và rèn luyện các KN thực hành về TN cho HS. Vì HS cần được tích cực hóa trong các hoạt động NT trên cơ sở thực hiện các thao tác cụ thể của cá nhân và tập thể để tiến hành các TN kiểm tra, khảo sát hay tự tạo các dụng cụ TN phục vụ DHVL ở trường phổ thông.

Tác giả Trần Văn Thành trình bày trong luận án tiến sĩ: “Tổ chức dạy học dự án

về một số kiến thức điện từ học vật lý lớp 9 trung học cơ sở” [66] đã có những đóng góp

trong lý luận về tổ chức DH dự án một số kiến thức điện từ học VL lớp 9 nhằm phát triển tính tích cực, tự lực hoạt động NT và khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống cho HS. Tác giả đã vận dụng lý luận đó vào DH ở các trường trên địa bàn các tỉnh Hà Nội và Hà Nam và đã cho kết quả tốt. Các nghiên cứu của tác giả tập trung vào một số kiến thức Điện từ học lớp 9 và các kiến thức Điện từ học trong chương trình VL đại cương nhằm lựa chọn các chủ đề dự án, thiết kế, chế tạo TN và tiến trình DH dự án.

Như vậy, việc sử dụng TNTT vào DH nhóm đã được nhắc đến trong các nghiên cứu trên nhưng chỉ ở góc độ như là một biện pháp đơn lẻ, được lồng ghép trong mục tiêu nghiên cứu chung nhằm nâng cao hiệu quả DHVL nói chung hay DHVL ở THCS nói riêng. Từ đó có thể khẳng định: vấn đề khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm cho đến nay vẫn là vấn đề có tính mới mẽ, cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn trong DHVL ở phổ thông, nhất là đối với các nội dung kiến thức phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 THCS.

1.3. Những vấn đề đặt ra cần đƣợc giải quyết của luận án

Qua tổng quan kết quả nghiên cứu về TNTT và các nghiên cứu về tổ chức DH nhómcủa các tác giả ở trong và ngoài nước cho thấy rằng:

- Vấn đề nghiên cứu khai thác và tự tạo TNTT không chỉ hướng tới việc bổ sung, góp phần làm phong phú thêm cơ sở vật chất, thiết bị DH mà còn nhằm tích cực

- 23 -

hóa hoạt động NT của HS thông qua việc sử dụng đa dạng các phương án TN trong DH, gây hứng thú học tập và r n luyện các KN cho HS. Các tác giả đều có chung nhận định là TNTT với nhiều phương án khác nhau cho cùng một nội dung sẽ giúp GV tiện lợi trong việc lựa chọn các cách tổ chức DH theo kiểu khám phá, đề xuất sáng tạo như PP bàn tay nặn bột, PPDH dự án (HS chủ động đề xuất các phương án để tiến hành TN kiểm tra và rút ra kết luận)… [27]; [51]. Hiện nay phổ biến hai cách tiếp cận của hướng nghiên cứu thiết kế, chế tạo dụng cụ TN đơn giản để sử dụng trong DHVL. Đó là: hướng nghiên cứu thiết kế, tự tạo các TN khác nhau nhằm sử dụng trong DH các kiến thức ở các phần khác nhau trong chương trình VL phổ thông và hướng nghiên cứu thiết kế, tự tạo cùng một TN với các phương án khác nhau [33].

- Các nghiên cứu trên chủ yếu tập trung vào hai hướng riêng lẻ. Một là nghiên cứu tổ chức DH nhóm. Hai là nghiên cứu xây dựng TNTT để sử dụng trong DHVL. Hầu như chưa có đề tài đề cập đến việc khai thác, tự tạo TNTT để hỗ trợ cho việc thực hiện một PPDH cụ thể như PPDH nhóm hay hình thức tổ chức DH nhóm nói chung. Đặc biệt, với xu hướng đổi mới PPDH nhằm phát huy tính chủ động học tập của HS thì việc khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm sẽ tạo điều kiện cho cả GV và HS đổi mới cách dạy, cách học theo hướng tiếp cận DH tích cực tập trung ở HS. Ngoài các tác giả Lê Cao Phan, Huỳnh Trọng Dương thì hầu hết các tác giả khác đều tập trung xây dựng, chế tạo TN được sử dụng làm TN biểu diễn của GV trong quá trình DHVL. Do đó hiện nay vẫn rất ít đề tài quan tâm nghiên cứu xây dựng các TN thực tập hỗ trợ cho các hoạt động thực hành thực tập của HS theo từng nhóm nhỏ ở lớp cũng như tự học ở nhà. Mặc dù để phát huy tính tích cực hoạt động NT và rèn luyện các KN thực hành thì tất yếu HS cần phải được tham gia tiến hành các TN thực tập như: TN thực hành, TN quan sát ở nhà… Do đó, một trong những vấn đề cần đi sâu nghiên cứu nhằm giải quyết những yêu cầu của thực tiễn đổi mới PPDH đã đặt ra, đó chính là vấn đề khai thác, tự tạo và sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm nhằm tích cực hóa hoạt động NT của HS thông qua việc phát huy tính tích cực, tự lực và chủ động trong hoạt động NT cho HS.

- Đối với phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 THCS, các đề tài nghiên cứu nêu trên cũng chỉ mới tập trung vào các hướng như: sử dụng máy tính và các phương tiện hiện đại để hỗ trợ quá trình DH, hoặc xây dựng, chế tao TN để sử dụng vào DHVL (của các tác giả Trần Văn Thạnh và Trần Văn Thành…). Do đó, cần có thêm những nghiên cứu nhằm phối hợp, phát huy thế mạnh của PPDH tích cực và ưu điểm nổi trội của TNTT trong việc phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động NT và hình

- 24 - thành các KN thực hành TN, KN hợp tác cho HS.

Như vậy, vấn đề khai thác và sử dụng TNTT vào DHVL đã trở nên tất yếu vì nó là một trong những phương tiện hữu hiệu nhất để hỗ trợ cho hoạt động NT tích cực, chủ động và tự lực của HS [31]; [93]; [94]. Mặc dù đã có một số công trình đề cập đến vấn đề này nhưng cho tới nay vấn đề nghiên cứu khai thác, sử dụng TNTT trong DHVL ở trường phổ thông vẫn còn là vấn đề chưa được giải quyết một cách thỏa đáng; những công trình nghiên cứu ý luận và thực tiễn về các vấn đề liên quan vẫn còn ít và chưa thực sự trở thành “cẩm nang” cho GV phổ thông có thể dựa vào đó để thực hiện có hiệu quả. Do đó, vấn đề khai thác, tự tạo TN để sử dụng vào DH với các mục đích cơ bản như: hỗ trợ hoạt động học tập theo hình thức tự khám phá kiến thức của HS; hỗ trợ DH nhóm ở lớp hoặc tự học ở nhà theo hướng tích cực hóa hoạt động NT; hỗ trợ cho các hoạt động thực hành, luyện tập nhằm r n luyện và phát triển các KN thực hành, tư duy sáng tạo của HS; làm phương tiện hỗ trợ đánh giá tính tích cực và tự lực của HS trong quá trình DHVL ở phổ thông… cần được quan tâm nghiên cứu phát triển cả về cơ sở lý luận lẫn thực tiễn. Như vậy, theo chúng tôi, trong phạm vi nội dung kiến thức phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 THCS hiện hành thì vấn đề khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH theo nhóm là vấn đề còn rất mới mẽ.

Từ những phân tích trên, luận án tập trung nghiên cứu và giải quyết một số vấn đề cụ thể sau:

- Nghiên cứu để bổ sung và hoàn chỉnh cơ sở lý luận của việc sử dụng TNTT trong hỗ trợ tổ chức DH nhóm theo hướng tích cực hóa hoạt động NT của HS.

- Nghiên cứu khai thác, tự tạo TN chưa được sử dụng hoặc đã được sử dụng trước đây nhưng vẫn còn nhiều hạn chế trong DH phần Điện học, Điện từ học VL 9 THCS. Với đặc điểm nội dung kiến thức phần Điện học, Điện từ học VL 9, luận án tập trung nghiên cứu khai thác, tự tạo các TN định tính, được chế tạo đơn giản từ các vật liệu dễ kiếm, tạo thuận lợi cho việc hướng dẫn HS tự gia công, lắp ráp và tiến hành TN trong các hình thức học tập ở trên lớp cũng như ở nhà theo nhóm.

- Nghiên cứu sử dụng TN đã tự tạo được vào hỗ trợ tổ chức DH nhóm nhằm tích cực hóa hoạt động NT của HS, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả DHVL ở trường phổ thông. Đặc biệt, đề xuất các quy trình tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT trong DHVL ở trường phổ thông để làm cơ sở cho việc soạn thảo tiến trình DH một số nội dung kiến thức trong phần Điện học, Điện từ học VL 9 THCS và tiến hành TNg sư phạm nhằm kiểm định thống kê giả thuyết khoa học của đề tài.

- 25 -

1.4. Kết luận chƣơng 1

Trong thời gian qua đã có một số nghiên cứu về những vấn đề khai thác, sử dụng TN và PPDH nhóm trong DHVL ở trường phổ thông với nhiều hướng khác nhau. Cụ thể là:

- Về tổ chức DH theo nhóm, các nhà nghiên cứu nước ngoài đã xây dựng, hoàn thiện PPDH hợp tác nhóm trên cơ sở ba quan điểm: quan điểm phát triển NT; quan điểm về hành vi; sự phụ thuộc lẫn nhau trong xã hội. Các tác giả đều cho rằng: PPDH nhóm đã góp phần rèn luyện năng lực hợp tác, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Ở trong nước, các tác giả Nguyễn Ngọc Bảo, Trần Kiều, Trần Duy Hưng, Nguyễn Thị Hồng Nam, Ngô Thị Thu Dung đã chứng tỏ DH nhóm có nhiều ưu thế trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mới. Đặc biệt, đối với tổ chức DH nhóm trong DH bộ môn VL, các tác giả Thái Duy Tuyên, Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế, Lê Công Triêm, Lê Phước Lượng: làm rõ một số cơ sở lý luận và cho thấy việc DH hợp tác nhóm đã góp phần nâng cao chất lượng học tập của HS trong DHVL; phân loại các hình thức tổ chức DH nhóm; đề xuất một số biện pháp sử dụng PPDH nhóm nhằm nâng cao hiệu quả DHVL ở trường phổ thông.

- Về nghiên cứu khai thác, sử dụng TNTT trong DHVL, ngoài việc làm rõ khái niệm về TNTT, các nghiên cứu của nước ngoài còn đề xuất được nhiều phương án TNTT trong các phần Cơ, Nhiệt, Điện và Quang để vận dụng vào DH nhằm tăng cường hứng thú học tập cho HS, giúp HS tự học, tự khám phá khoa học. Ở trong nước, về mặt lý luận, tác giả Nguyễn Anh Thuấn đã đề xuất được quy trình xây dựng TNTT và 4 giai đoạn sử dụng TN nhằm nâng cao hiệu quả DHVL; tác giả Ngô Quang Sơn đã đề ra 3 biện pháp nâng cao chất lượng DHVL trong việc chế tạo và sử dụng TN; tác giả Lê Văn Giáo, Đồng Thị Diện, Lê Cao Phan đã nêu khái niệm về TNTT đơn giản, rẻ tiền và đi sâu nghiên cứu sử dụng TNTT vào DHVL ở trường THCS. Về mặt thực tiễn, các nghiên cứu về TNTT có thể phân thành 2 nhóm chính sau: TNTT phức tạp, định lượng do các tác giả Nguyễn Anh Thuấn, Dương Xuân Quý, Đặng Minh Chưởng, Nguyễn Hoàng Anh nghiên cứu; TNTTđơn giản, định tính do các tác giả Ngô Quang Sơn, Nguyễn Ngọc Hưng, Lê Văn Giáo, Đồng Thị Diện, Hà Văn Hùng, Lê Cao Phan, Huỳnh Trọng Dương nghiên cứu.

Như vậy, qua việc tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước trình bày trong chương 1 cho thấy vấn đề khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm trong DH phần Điện, học, Điện từ học VL lớp 9 THCS cần được tiếp tục nghiên cứu và phát triển. Để đáp ứng yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng tích cực hóa hoạt động NT của HS thì việc khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DHVL theo nhóm ở trường phổ thông có tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tiễn cao.

- 26 -

Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC KHAI THÁC, SỬ DỤNG THÍ NGHIỆM TỰ TẠO HỖ TRỢ TỔ CHỨC DẠY HỌC NHÓM

TRONG DẠY HỌC VẬT LÝ Ở TRƢỜNG PHỔ THÔNG

2.1. Các xu hƣớng tiếp cận trong dạy học

2.1.1. Dạy học tập trung ở giáo viên

Trong những năm qua, ngành Giáo dục nước ta đã không ngừng đổi mới nội dung, chương trình, SGK, và tập trung nhiều nhất cho việc đổi mới PPDH truyền thống DH lấy GV làm trung tâm. DH tập trung ở GV hay còn gọi là DH lấy GV làm

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)