8. Cấu trúc của luận án
2.4.1. Sự cần thiết khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học vật lý theo
lý theo nhóm
♦ Khai thác, sử dụng TNTT có vai trò quan trọng trong hỗ trợ tổ chức DHVL theo nhóm.
Trong DH nhóm luôn có sự yêu cầu cao ở tính chủ động và tự lực của HS trong hoạt động nhóm, vì vậy HS có thể gặp những khó khăn trong quá trình học tập. Để giảm bớt những khó khăn đó, GV phải sử dụng TN cùng các phương tiện DH khác nhau để hỗ trợ cho quá trình làm việc của các nhóm. TN và TNTT là những phương tiện quan trọng hỗ trợ hoạt động nhóm trong DHVL ở trường phổ thông. Trong đó TNTT thường phù hợp với hình thức tổ chức DH nhóm bởi các ưu điểm: ngắn gọn, đơn giản, dễ chế tạo thành nhiều bộ, có tính trực quan cao, đa phương án nên rất thích hợp để HS tiến TN theo từng nhóm nhỏ. Trong DHVL ở trường THCS, hầu hết các kiến thức đều được hình thành trên cơ sở trực quan, do đó để tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực, tự lực trong hoạt động NT thì HS phải được tự tay tiến hành TN để tìm ra kiến thức cần học.
Trong học tập nói chung và học tập VL nói riêng, môi trường để hành động là vô cùng quan trọng, bởi vì qua hành động, những kiến thức, KN mà chủ thể đạt được sẽ bền vững và có tính thuyết phục với họ nhất. Do đó, với sự hỗ trợ của TNTT trong hoạt động nhóm, HS tích cực và chủ động thực hiện việc tự tìm ra kiến thức, KN cần đạt được ngay trong giờ học VL. Bên cạnh đó, việc khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DHVL theo nhóm còn tạo cho HS môi trường tự học, tự r n luyện ở nhà một cách tự giác ngay cả khi không có sự hướng dẫn và quản lý của GV. Tính năng động, sáng tạo của các em từ đó cũng được hình thành và phát triển.
Thực tiễn DH cho thấy trong tổ chức DH nhóm ở THCS nói chung và DHVL lớp 9 nói riêng rất cần sự hỗ trợ của TNTT và các phương tiện trực quan. Hiện nay, vẫn còn nhiều hiện tượng và quá trình VL vẫn chưa được trực quan hóa bằng TN giáo khoa hoặc là đã có TN giáo khoa nhưng chưa đảm bảo yêu cầu về chất lượng. Số lượng TN sẵn có hiện nay ở nhiều cơ sở giáo dục vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu sử dụng, việc tổ chức DHVL theo nhóm thường xuyên gặp nhiều khó khăn. Do đó, khai thác, tự tạo và sử dụng TN hỗ trợ tổ chức DHVL theo nhóm thật sự cần thiết. Vì nó không chỉ giúp cho việc tổ chức DH nhóm trở nên đơn giản, thuận tiện và hiệu quả hơn mà với tính đa dạng của các phương án TN khai thác được, sự phong phú về hình thức sử dụng sẽ kích
- 55 -
thích hứng thú học tập, qua đó góp phần tích cực hóa hoạt động NT của HS.
♦ Sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm ph hợp với DHVL ở THCS. Quá trình
NT của HS ở THCS cho thấy các em có khả năng phân tích, tổng hợp phức tạp hơn so với các lớp trước khi tri giác các sự vật, hiện tượng. Trí nhớ đã được thay đổi về chất, đó là sự tăng cường tính chủ định của các chức năng tâm lý theo hướng dần dần mang tính chất của quá trình được điều khiển, điều chỉnh và có tổ chức. Người ta nhận thấy ở lứa tuổi này có sự phân hóa trong sự phát triển trình độ trí tuệ, đặc biệt về tư duy [48]. Ở lớp cuối cấp THCS, các em phải nắm vững một khối lượng tri thức lớn hơn so với các lớp trước nên đòi hỏi hoạt động NT và tư duy cao hơn, đó là: tư duy lý luận, tư duy phân tích, tư duy hình thức. Với trình độ tư duy này, HS lớp 9 sẽ ý thức được các thao tác trí tuệ của bản thân và điều khiển được chúng nên có thể thực hiện được các nhiệm vụ học tập, thực hiện các hoạt động nghiên cứu, tìm tòi, sáng tạo như đề xuất, tự tạo một số TN đơn giản có liên quan đến các kiến thức đã học [48]; [88]. Do đó, HS lớp 9 hoàn toàn có năng lực cũng như ý thức được trách nhiệm trước một nhiệm vụ học tập của GV đưa ra để hoàn thành trong thời gian quy định. Ví dụ HS lớp 9 có thể tự hợp tác với bạn b để tìm kiếm vật liệu, gia công, lắp ráp tạo ra một thiết bị TN đơn giản đáp ứng yêu cầu học tập của mình như tự tạo bảng điện với các dụng cụ, thiết bị đo U, I để xác định công suất của dụng cụ điện (xem hình ảnh minh họa về sản phẩm TNTT của HS ở phụ lục 5.1).
Bên cạnh đó, do tâm lý lứa tuổi mà HS thường suy nghĩ về bản thân và so sánh với nhiều bạn khác cùng tuổi mà các em ngưỡng mộ. Qua đó cho thấy những ưu điểm, tồn tại cũng như tiến bộ của bản thân và sự cố gắng điều chỉnh theo gương học tập. Do đó, vấn đề tổ chức DH theo hợp tác nhóm sẽ hết sức cần thiết, có tính khả thi và phù hợp với việc phát triển tâm sinh lý của các em. Tự đánh giá của HS ở THCS nói chung và lớp 9 nói riêng cũng đã có xu hướng cao hơn hiện thực. Vì vậy, để giúp các em phát triển các năng lực học tập, phát triển nhân cách thì GV cần phải đưa các em vào với hoạt động tập thể, giúp các em có kế hoạch phấn đấu rút ra bài học thực tiễn gắn liền với những thành công, thất bại từ mỗi lần “thử sức” thông qua các nhiệm vụ học tập theo nhóm ở trên lớp cũng như ở nhà.
Tóm lại, với đặc điểm tâm sinh lý của HS lớp 9 ở THCS cho thấy tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT nhằm tích cực hóa hoạt động TN của HS trong DHVL là hoàn toàn phù hợp và khả thi.
♦ Khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm tạo ra nhiều thuận lợi cho
- 56 -
- Việc khai thác, sử dụng TNTT để hỗ trợ tổ chức DH nhóm sẽ góp phần khắc phục những hạn chế của tổ chức DH nhóm thông thường và phát huy hết ưu điểm của TNTT trong DHVL ở trường phổ thông. DH nhóm luôn đòi hỏi dành đủ thời gian để các nhóm làm việc, nếu GV gắn nhiệm vụ của hoạt động nhóm với các thao tác TN đơn giản, nhanh gọn để HS tự tìm ra kiến thức thì sẽ giúp giảm thiểu tổng thời gian tổ chức DH trên lớp. DH nhóm đòi hỏi số lượng HS trong lớp không quá đông vì thường gặp phải khó khăn về số lượng TN được trang cấp, nếu GV và HS cùng tự tạo TN để sử dụng trực tiếp trong DH thì sẽ không còn lệ thuộc vào các yếu tố khách quan đó.
- Sử dụng TNTT hỗ trợ DH nhóm sẽ phát huy tính tích cực, tự lực trong hoạt động NT của HS, bởi vì HS vừa tích cực trong thực hiện các thao tác với TNTT, vừa tự lực, chủ động tranh luận với bạn trong quá trình hoạt động nhóm để tự tìm ra kiến thức cần nghiên cứu [40]; [41], qua đó sẽ tích cực hóa hoạt động NT của HS trong DHVL.
- Sử dụng TNTT sẽ tạo nhiều thuận lợi cho GV lựa chọn và tổ chức DH nhóm ở nhiều khâu của quá trình DH như: củng cố trình độ xuất phát về tri thức và KN cho HS và mở đầu bài; khảo sát, kiểm tra giả thiết trong DH hình thành kiến thức, KN mới; ôn tập, củng cố và khắc sâu tri thức đã học; thực hành, luyện tập và mở rộng kiến thức trong DH ở lớp và tổ chức tự học ở nhà; kiểm tra đánh giá trình độ tri thức và KN của HS...
- Trong tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT, GV thường yêu cầu HS đề xuất phương án TN, lắp ráp, tiến hành TN hoặc gia công, tự tạo TN (trong các tiết thực hành, luyện tập), qua đó góp phần r n luyện các KN thực hành TN, KN hợp tác và tư duy sáng tạo cho HS.
- Khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm góp phần tạo ra một xu hướng giáo dục mở giữa nhà trường với xã hội, gắn DH trên lớp với ở nhà, gắn lý thuyết với thực tiễn cuộc sống, gắn tư duy trí tuệ với thao tác tay chân, các KN thực hành...
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi kể trên, việc khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm cũng gặp phải một số khó khăn như: HS vẫn còn thói quen thụ động, ngại hoạt động, đặc biệt các KN hợp tác, KN thực hành TN, KN tự học của HS vẫn còn rất hạn chế nên hiệu quả DH nhiều lúc chưa cao; các cơ chế quản lý, khuyến khích GV tăng cường khai thác, tự tạo TN và sử dụng DH theo nhóm còn thiếu thống nhất, chưa mạnh mẽ của các cấp.
♦ Khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DHVL theo nhóm góp phần đổi mới
PPDH theo quan điểm tiếp cận phát triển năng lực học sinh hiện nay.
- 57 -
thức vững chắc, giúp HS hiểu sâu sắc các hiện tượng, quá trình VL và cơ sở vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề của thực tiễn, còn góp phần r n luyện một số KN cho HS trong hệ thống KN thực hành TN, KN hợp tác và KN tự học. Theo quan điểm DH tiếp cận năng lực thì đó là cơ sở hình thành các năng lực chung và các năng lực chuyên biệt cần thiết của đặc thù DH bộ môn VL của HS trong nhà trường phổ thông [56].
- Rèn luyện KN hợp tác: Trong DH nhóm đòi hỏi HS phải hợp tác, hoạt động
để thực hiện nhiệm vụ học tập; phải trao đổi, tranh luận để đi đến thống nhất kết quả. Học tập bằng hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của TNTT vừa là PP tích cực, vừa là phương tiện để HS r n luyện KN hợp tác cho HS.
- Rèn luyện KN thực hành TN: Khi học tập theo nhóm với các thao tác của TNTT thì HS sẽ được r n luyện đồng thời các KN thực hành cơ bản như: đề xuất phương án TN; gia công, lắp ráp, bố trí TN; tiến hành TN và thu thập kết quả; xử lí số liệu, rút ra nhận xét; vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn [56]; [70]; [94]; [96].
- Rèn luyện KN tự học. Khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ hoạt động nhóm là một trong những biện pháp quan trọng nhất để rèn luyện KN tự học cho HS ở trên lớp cũng như nhà hoặc trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo. Bởi vì hình thức này được xem nó vừa là môi trường nhưng cũng vừa là phương tiện để hình thành và phát triển một số KN học tập cho HS, trong đó có KN tự học [102].
- Rèn luyện KN tư duy sáng tạo. Trong DHVL ở trường phổ thông, thông qua
sử dụng TNTT trong quá trình hoạt động NT của HS, bản thân HS phải tích cực, chủ động và tư duy cao độ trong tìm tòi, khám phá kiến thức cần nghiên cứu. Việc tiến hành TNTT trong các hoạt động nhóm đòi hỏi HS phải tranh luận, quan sát hiện tượng, quá trình VL để đưa ra những dự đoán, đề xuất những ý tưởng mới, phương án TNTT mới, chính từ đó mà HS sẽ được rèn luyện KN tư duy sáng tạo [16]; [29]; [64].
2.4.2. Một số yêu cầu trong sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức dạy học vật lý theo nhóm ở Trung học cơ sở