Đặc điểm tổ chức dạy học vật lý theo nhóm

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 44 - 45)

8. Cấu trúc của luận án

2.2.2.Đặc điểm tổ chức dạy học vật lý theo nhóm

- Đặc điểm nổi bật trong tổ chức DH nhóm là HS luôn đóng vai trò chủ động, tự lực cao trong các hoạt động học tập theo nhóm. GV chỉ đóng vai trò người tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho HS chứ không làm thay hoặc áp đặt HS. Do đó để tổ chức DHVL theo nhóm, GV phải thiết kế các nhiệm vụ học tập cho các nhóm theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, tự lực của HS, đồng thời phải chuẩn bị các phương tiện DH hỗ trợ tổ chức hoạt động nhóm như: phiếu học tập, TNVL của HS cũng như các hướng dẫn, cách đánh giá kết quả làm việc của các nhóm [62]; [69]; [87].

- Khi tổ chức DH nhóm, HS phải được giao các nhiệm vụ học tập cụ thể, trong một thời lượng nhất định để hoàn thành theo kế hoạch đặt ra. Thời gian cho mỗi hoạt động nhóm thường không dài nên đòi hỏi HS phải tích cực, nổ lực hết mình để thực hiện nhiệm vụ được giao đúng tiến độ. Như vậy trong tổ chức DHVL theo nhóm, các em sẽ được tạo điều kiện để tham gia tích cực các hoạt động học tập thông qua tiến hành các nhiệm vụ tìm kiếm và khám phá kiến thức VL. Do đó, tổ chức DHVL theo nhóm mang đặc trưng của một PPDH tích cực nói chung và đáp ứng yêu cầu của đặc thù DHVL nói riêng. Trong quá trình DH đó, HS được trực tiếp tham gia các hoạt động nhóm để giải quyết các nhiệm vụ học tập thông qua các thao tác với TN để tự tìm ra kiến thức VL cần nghiên cứu như: đề xuất phương án TN, lựa chọn dụng cụ, lắp ráp và tiến hành TNVL để rút ra kết luận về khái niệm, định luật VL hoặc giải quyết các bài toán NT, bài tập tình huống...

- Trong các hình thức học tập VL theo nhóm, các nhiệm vụ đặt ra đòi hỏi HS phải thảo luận, hợp tác, hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ cá nhân cũng chính là nhiệm vụ chung của nhóm. Do đó, tổ chức DHVL theo hình thức này còn mang đặc điểm là các hoạt động học tập cá nhân của từng HS riêng biệt luôn có sự liên kết hữu cơ với nhau trong một hoạt động chung của cả nhóm hoặc với các nhóm khác tổng hòa trong nhiệm vụ học tập chung cả lớp. Ví dụ như trong tiết thực hành TN để kiểm chứng một kiến thức thuộc chương trình VL ở phổ thông.

- Tổ chức DH nhóm là một hình thức tổ chức DH không chỉ dành cho nội dung kiến thức mới trên lớp mà còn có thể mở rộng về không gian, thời gian dạy và học thông

- 33 -

qua việc tổ chức theo nhóm trong tự học ở nhà, giờ ngoại khóa hoặc trong các hoạt động trải nghiệm sáng tạo... Các kiến thức VL cơ bản ở THCS thường đơn giản và gắn liền thực tiễn cuộc sống nên rất thuận lợi cho việc tổ chức tự học để khắc sâu, mở rộng kiến thức và vận dụng kiến thức đã học hoặc r n luyện các KN thông qua các nhiệm vụ học tập theo nhóm nhỏ được thực hiện ở nhà và trong giờ thực hành, ngoại khóa [34]; [37]; [45]. Bởi vì trong DH trên lớp, HS thường phải tích cực tìm tòi kiến thức mới trong thời gian lượng nhất định của một tiết học, nên các em vẫn chưa có nhiều cơ hội để rèn luyện các KN hợp tác, KN thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống.

- Nhóm học tập sẽ vừa là môi trường, vừa là phương tiện hỗ trợ cho quá trình tự học, tự lĩnh hội tri thức, phát triển trí tuệ và nhân cách của HS. Với đặc thù bộ môn VL, các nhiệm vụ hoạt động nhóm thường gắn liền với đề xuất cách giải quyết nhiệm vụ học tập thông qua các phương án TN của nhóm, tiến hành TN để giải quyết các bài toán NT được đặt ra trên cơ sở các hiện tượng, quá trình VL trong thực tiễn, nhất là đối với chương trình VL ở THCS. Do đó, ngoài việc HS cần thảo luận, đưa ra các suy luận logic thì luôn cần đến sự hỗ trợ của TNVL nói chung và TNTT nói riêng để quan sát, đo đạc, thu thập thông tin, xử lý kết quả và đưa ra những kết luận trong quá trình NT. Như vậy, tổ chức DHVL theo nhóm cần có sự hỗ trợ của các TN và các phương tiện trực quan về các hiện tượng, quá trình VL mà HS đang nghiên cứu, trong đó TNTT là phương tiện có nhiều ưu thế nổi trội nhất trong việc góp phần nâng cao hiệu quả DH ở trường THCS.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 44 - 45)