8. Cấu trúc của luận án
2.2.5.4. Các hình thức tổ chức dạy học vật lý theo nhóm với sự hỗ trợ của thí nghiệm
♦ Dạy học kiến thức mới. Sử dụng TN hỗ trợ tổ chức DH nhóm có thể thực hiện
ở nhiều khâu trong tiến trình DH kiến thức mới như: mở đầu, nêu vấn đề vào bài; hình thành kiến thức mới; ôn tập, củng cố vận dụng hoặc luyện tập, vận dụng kiến thức; kiểm tra đánh giá. Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm được chuẩn bị
- 45 -
đầy đủ các thiết bị TN tùy theo yêu cầu của nhiệm vụ học tập mà GV hình thành cho các nhóm. HS có thể được giao nhiệm vụ để lắp ráp, tiến hành TN kiểm tra nhanh một vấn đề, một giả thuyết hay một định luật VL nào đó, hoặc củng cố, vận dụng kiến thức vừa được học. Do đặc thù của tiết học kiến thức mới, HS chưa nắm bắt hết kiến thức, thời gian lên lớp hạn chế nên GV cần lưu ý: chọn phương án TN đơn giản, dễ tiến hành, phù hợp đối tượng HS; việc phân nhóm cần hợp lý; có sự chuẩn bị kỹ càng về nội dung kiến thức, KN thực hành TN để tổ chức DH nhóm. Các phương án TN được chọn phải là các TN có tính khả thi, đơn giản, không đòi hỏi nhiều thao tác phức tạp, mô tả đúng hiện tượng VL để từ đó HS dễ dàng rút ra được kiến thức mới.
♦ Tổ chức thực hành TN. Dạng bài thực hành TN trên lớp nhằm củng cố, luyện
tập vận dụng kiến thức đã học, do đó đòi hỏi toàn bộ HS phải tự lực, chủ động tham gia vào quá trình TN. Thông thường một quá trình DH thực hành trải qua 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị, giai đoạn thực hiện và giai đoạn kết thúc. GV chuẩn bị trước dụng cụ tại phòng TN, HS đến lớp và tiến hành TN thực hành theo sự hướng dẫn của GV. Với cách làm này, GV sẽ gặp khá nhiều khó khăn nếu cơ sở vật chất không đầy đủ khi số lượng HS lại nhiều. Do đó nếu kết hợp tốt các thiết bị sẵn có của phòng TN và TNTT do GV và HS chuẩn bị thì có thể giải quyết các khó khăn trên. Ví dụ: ta có thể chia các dụng cụ thực hành TN thành hai phần: các thiết bị máy móc chuẩn của phòng TN, có độ chính xác cao như: ampe kế, vôn kế,…; các dụng cụ TN tự tạo, các mẫu vật chứa đựng các đại lượng cần đo do GV chuẩn bị hoặc HS chủ động tự lựa chọn. Việc tổ chức cho nhóm HS thực hành theo cách nêu trên không chỉ khắc phục được những hạn chế mà còn phát huy được tính tích cực, chủ động của HS trong quá trình DH.
♦ Tổ chức tự học ở nhà. Sử dụng TN hỗ trợ tự học ở nhà có tác dụng nhiều mặt
trong việc hình thành năng lực hoạt động trí tuệ, hoạt động thực tiễn cho HS với tính tự lực cao nhất. Các em có thể tự thiết kế, tự lựa chọn phương án TN để gia công, lắp ráp và tiến hành TN trong điều kiện không hạn chế về không gian và thời gian. Trong quá trình tự học ở nhà theo nhóm với sự hỗ trợ của TN, HS có thể tiến hành TN nhiều lần, lựa chọn nhiều phương án khác nhau để có kết quả tốt nhất. Bên cạnh đó các em có thể chủ động giải quyết các công đoạn gia công, lắp ráp và tiến hành TN vào những thời điểm khác nhau, ở mọi lúc, mọi nơi. HS có thời gian để tìm kiếm các nguyên vật liệu tốt nhất, gia công sao cho dụng cụ đạt đến mức hoàn hảo nhất theo KN vốn có của các em. Khi gặp khó khăn, chính bản thân HS tự giải quyết trước, sau đó mới đến sự cố vấn, giúp đỡ của các bậc cha mẹ, thầy cô. Vì vậy, tự học ở nhà với sự hỗ trợ của TN sẽ đồng thời rèn luyện cho các em nhiều KN khác nhau như: thực hành TN, hợp tác nhóm,
- 46 - tự học và tư duy sáng tạo...
Như vậy, trong các hình thức tổ chức DHVL theo nhóm với sự hỗ trợ của TN, việc khai thác, sử dụng TNTT là hết sức cần thiết nhằm tích cực hóa hoạt động NT của HS, góp phần nâng cao hiệu quả và chất lượng DH ở trường phổ thông.