Mục đích của thực nghiệm sư phạm vòng 2

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 143)

8. Cấu trúc của luận án

4.1.2.Mục đích của thực nghiệm sư phạm vòng 2

TNg sư phạm vòng 2 nhằm kiểm nghiệm lần 2 tính đúng đắn của giả thuyết khoa học. Cụ thể là: đánh giá định lượng hiệu quả của các tiết dạy trong một số bài thuộc phần Điện học, Điện từ học VL 9 ở THCS được tổ chức theo tiến trình DH TNg sư phạm đã đề xuất theo hướng tích cực hóa hoạt động NT của HS.

4.2. Nhiệm vụ thực nghiệm sƣ phạm

Để đạt được mục đích trên, TNg sư phạm cần thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau: - Chuẩn bị các nội dung cho TNg sư phạm nhằm kiểm tra giả thuyết khoa học của luận án, đó là việc khai thác và sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm một số kiến thức phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 ở THCS theo hướng phát huy tính tích

- 132 -

cực, tự lực và chủ động hoạt động NT của HS và nâng cao hiệu quả DH.

- Tiến hành DH tại các cơ sở TNg sư phạm trong một số kiến thức phần Điện học, Điện từ học thuộc chương trình VL 9 ở THCS hiện hành.

- Bước đầu đánh giá hiệu quả của tiến trình DH theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực và chủ động trong hoạt động NT của HS trong việc khai thác và sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm một số kiến thức phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 ở THCS (thông qua xử lý và phân tích định lượng kết quả TNg sư phạm).

4.3. Đối tƣợng thực nghiệm sƣ phạm

Chúng tôi chọn HS khối lớp 9 của 05 trường THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế để làm đối tượng TNg sư phạm. Các trường được chọn làm TNg sư phạm gồm: THCS Hải Dương, Huyện Hương Trà; THCS Vinh Xuân, Huyện Phú Vang; 3 trường THCS Nguyễn Hoàng, Nguyễn Văn Linh và Phan Sào Nam ở thành phố Huế.

Trong mỗi vòng TNg sư phạm, chọn hai nhóm: nhóm TNg và nhóm ĐC. + Nhóm TNg: Sử dụng giáo án TNg và tiến trình DH được đề tài đề xuất. + Nhóm ĐC: Sử dụng giáo án và tiến trình DH bình thường của GV.

Sau khi tiến hành các giờ TNg sư phạm, đề tài thu thập số liệu và những thông tin cần thiết để xử lí kết quả TNg về định tính lẫn định lượng để rút ra kết luận.

4.4. Phƣơng pháp thực nghiệm sƣ phạm

4.4.1. Điều tra, thăm dò, chọn mẫu

Chuẩn bị cho việc TNg sư phạm của đề tài, ngay từ năm học 2012 - 2013, tiến hành dự giờ, thăm lớp ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế được chọn làm TNg sư phạm và trao đổi với GV và HS để nắm bắt thực trạng DHVL của các trường.

Qua tìm hiểu tình hình thực tế của 5 trường THCS được chọn làm TNg sư phạm trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế cho thấy:

- Về PPDH của GV: nhìn chung vấn đề đổi mới PPDH ở các trường chưa được đề cập và có sự quan tâm thích đáng. GV thường sử dụng kinh nghiệm và các PPDH chủ yếu là diễn giảng, đàm thoại, phát vấn...

- Về phía HS (qua dự giờ quan sát): đa số HS vẫn còn học theo lối thụ động, lười suy nghĩ, chưa tích cực trong các hoạt động học tập, nhất là trong hoạt động nhóm.

Sau khi tìm hiểu thực tế các đối tượng TNg, chúng tôi đã tiến hành chọn mẫu cho quá trình TNg sư phạm các vòng như sau:

- TNg sư phạm lần 1: Trong năm học 2013 – 2014, tiến hành TNg sư phạm tại

3 trường THCS trên địa bàn của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các lớp 9 được chọn làm TNg và ĐC trên cơ sở sĩ số, học lực môn VL (ở lớp 8 thuộc học năm học 2012 – 2013) là tương đương nhau. Cụ thể là:

- 133 -

Bảng 4.1. Kết quả học tập môn VL của HS các lớp chọn làm TNg sư phạm lần 1

Trƣờng Lớp Số lượng Kết quả học tập môn VL (%) Giỏi Khá T.bình Yếu Kém THCS Hải Dƣơng - Huyện Hƣơng Trà 8/1 30 13.3 50.0 36.7 0.0 0 8/2 30 20.0 26.7 53.0 3.3 0 8/3 30 6.7 63.3 30.0 0.0 0 8/4 29 10.3 48.3 41.0 3.4 0

THCS Phan Sào Nam - Thành phố. Huế 8/1 30 30.0 46.7 23.3 0.0 0 8/2 27 25.9 40.7 29.7 3.7 0 8/3 28 25.0 39.3 32.1 3.6 0 8/4 29 34.5 41.4 24.1 0.0 0 THCS Vinh Xuân - Huyện Phú Vang 8/1 29 37.9 34.5 24.1 6.9 0 8/2 27 40.7 48.1 33.3 7.4 0 8/3 29 41.4 41.4 10.3 6.9 0 8/4 28 39.3 32.2 21.4 7.1 0

- TNg sư phạm lần 2: Năm học 2014-2015, chúng tôi tiến hành TNg sư phạm tại 3 trường

THCS trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên- Huế với các lớp 9 được lựa chọn làm TNg và ĐC là tương đương nhau về sĩ số và học lực môn VL ở lớp 8 (thuộc năm học 2013-2014). Cụ thể là:

Bảng 4.2. Kết quả học tập môn VL của HS các lớp chọn làm TNg sư phạm lần 2

Trƣờng Lớp Số

lượng

Kết quả học tập môn VL (%) Giỏi Khá T.bình Yếu Kém

THCS Nguyễn Văn Linh - Thành phố Huế 8/1 31 22.6 54.8 22.6 0.0 0 8/2 33 15.2 48.5 36.4 0.0 0 8/3 31 29.0 32.3 35.5 3.2 0 8/4 32 15.6 37.5 40.6 6.3 0.0 THCS Nguyễn Hoàng - Thành phố Huế 8/1 34 17.6 47.1 5.9 0.0 0.0 8/2 28 7.1 42.9 50.0 0.0 0.0 8/3 27 3.7 48.1 44.4 3.7 0.0 8/4 28 3.6 57.1 39.3 0.0 0.0 8/5 29 10.3 48.3 41.4 0.0 0.0 8/6 35 20.0 40.0 8.6 2.9 0.0 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

THCS Phan Sào Nam - Thành phố Huế

8/1 31 41.9 35.5 22.6 0.0 0.0 8/2 30 36.7 30.0 30.0 3.3 0.0 8/3 31 25.8 29.0 45.2 0.0 0.0 8/4 31 19.4 38.7 38.7 3.2 0.0

- 134 - Bảng 4.3. Các lớp TNg và ĐC của 2 vòng TNg sư phạm Năm học Trƣờng Lớp TNg Lớp ĐC Lớp Sĩ số Lớp Sĩ số 2013 – 2014 (vòng 1) THCS Hải Dƣơng 9/3 30 9/4 29 9/2 30 9/1 30

THCS Phan Sào Nam

9/2 27 9/3 28 9/1 30 9/4 29 THCS Vinh Xuân 9/2 27 9/3 29 9/1 29 9/4 28 2014 – 2015 (vòng 2)

THCS Nguyễn Văn Linh 9/1 31 9/2 33

9/4 32 9/3 31

THCS Nguyễn Hoàng

9/1 34 9/6 35

9/2 28 9/3 27

9/4 28 9/5 29

THCS Phan Sào Nam 9/1 31 9/2 30

9/3 31 9/4 31

Tổng cộng số HS tham gia TNg sư phạm 388 389

Để phong phú về đối tượng TNg sư phạm, chúng tôi lựa chọn và tiến hành TNg ở nhiều trường khác nhau ở thành phố cũng như nông thôn nhưng luôn đảm bảo sự tương đương giữa các lớp TNg và ĐC.

4.4.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm

Quá trình TNg sư phạm được tiến hành qua 2 lần, thành 2 vòng ở các năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015 với tổng số 388 HS ở các lớp TNg và 389 HS ở các lớp ĐC. Đề tài chọn hình thức TNg sư phạm song song, dạy cho lớp TNg và lớp ĐC cùng một GV đã được trường phân công, chỉ khác là: ở lớp TNg dạy theo tiến trình đã soạn thảo, còn ở lớp ĐC dạy bình thường theo giáo án GV đang sử dụng.

Chúng tôi dự giờ cả lớp TNg và ĐC, ghi chép lại mọi diễn biến của giờ học, chụp ảnh các tiết dạy. Các hoạt động được ghi nhận tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Sự phân bố thời gian cho các hoạt động DH trong các tiết, đặc biệt chú trọng đến thời gian tiến hành tổ chức hoạt động nhóm và tiến hành TNTT của GV và HS.

- Cách sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm trong các hoạt động DH trên lớp của GV theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động NT của HS.

- Vận dụng các PP và phương tiện tổ chức DH nhóm trong tiết học theo các hoạt động trên lớp và hướng dẫn tự học ở nhà.

- 135 -

- Tính tích cực trong hoạt động NT của HS thông qua thái độ học tập, trạng thái tâm lý, sự biểu hiện định tính về tinh thần hăng say phát biểu, thảo luận trong nhóm và trước lớp, tính tự giác, tích cực và chủ động tham gia các hoạt động học tập như số lượt chủ động xung phong phát biểu, đề xuất phương án giải quyết vấn đề tốt, lựa chọn đúng dụng cụ, lắp ráp bố trí TN, tiến hành TN, hình thức và chất lượng sản phẩm TN của các nhóm tự tạo... Ngoài việc ghi nhận số lượt HS tích cực học tập còn lưu ý đến các HS không tham gia hoặc chỉ tham gia các hoạt động học tập ở mức bình thường, chưa tích cực và ghi nhận những đề xuất của HS có yếu tố sáng tạo về TNTT…

- Về định lượng của tính tích cực hoạt động NT của HS được đánh giá trên cơ sở sự hiểu bài, nắm chắc kiến thức, thể hiện qua các bài kiểm tra sau mỗi tiết học, mỗi phần hoặc sau mỗi chương.

Bên cạnh việc quan sát giờ học và tiến hành các bài kiểm tra, sau mỗi tiết dạy, chúng tôi thường xuyên trao đổi với GV và HS để cùng rút kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động DH trên lớp cũng như việc hướng dẫn, giám sát việc tự học ở nhà của HS. Thường xuyên có sự điều chỉnh để nâng cao dần hiệu quả DH sau mỗi tiết theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, nhất là kết hợp DH kiến thức mới với r n luyện các KN thực hành và hướng dẫn tự học ở nhà cho HS.

4.4.2.1. Thực nghiệm sư phạm vòng 1

Tổ chức thảo luận, thu thập ý kiến đánh giá của GV về các mặt: hình thức và nội dung của các tiến trình; số lượng dữ liệu tương ứng trong các tiến trình; tính khả thi của việc sử dụng hệ thống tiến trình trên trong việc DH các phần Điện học, Điện từ học VL lớp 9 THCS. Tiến hành dạy TNg tại các lớp TNg và dạy bình thường ở các lớp ĐC sau đó tiến hành trao đổi với GV về mỗi tiết dạy TNg để rút kinh nghiệm cho những tiết dạy tiếp theo. Trao đổi với HS để biết thêm thông tin về sự hứng thú học tập của HS. Tổng hợp ý kiến về tất cả các vấn đề liên quan, chỉnh sửa các tiến trình DH để chuẩn bị cho TNg sư phạm vòng 2. Các giáo án được sử dụng trong TNg vòng 1 là:

- Bài 7 - Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn - Bài 15 - Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện - Bài 27 - Lực điện từ

- Bài 32 - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng - Bài 34 - Máy phát điện xoay chiều

- Bài 37 - Máy biến thế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.4.2.2. Thực nghiệm sư phạm vòng 2

Chúng tôi tổ chức gặp gỡ, trao đổi các GV dạy TNg ở trường THCS được chọn để tiến hành TNg sư phạm về sử dụng TNTT hỗ trợ DH nhóm và các tiến trình DH TNg đã

- 136 -

được chỉnh sửa, bổ sung sau TNg sư phạm vòng 1. Sau đó tiến hành TNg sư phạm để ghi chép diễn biến từng tiết dạy và thường xuyên trao đổi với GV sau mỗi tiết dạy TNg.

Tiến hành cho các lớp TNg và ĐC làm các bài kiểm tra với cùng đề ra, gồm các bài 15 phút, bài kiểm tra 1 tiết, bài báo cáo thu hoạch thực hành ở lớp kết hợp chấm sản phẩm TNTT ở nhà. Mục đích của các bài kiểm tra là đánh giá: mức độ hiểu, vận dụng và nắm vững kiến thức của HS; KN thực hành của HS thông qua quá trình khai thác và sử dụng TNTT. Sau đó tổ chức chấm bài theo thang điểm 10 với đáp án và thang điểm chung cho các nhóm ĐC và TNg, tổng hợp và xử lí kết quả kiểm tra theo PP thống kê toán học và kiểm định giả thiết thống kê để rút ra kết luận. Giáo án được sử dụng để DH TNg sư phạm vòng 2 gồm các bài:

- Bài 8 - Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn

- Bài 15 - Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện - Bài 27- Lực điện từ

- Bài 28 - Động cơ điện một chiều

- Bài 32 - Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng - Bài 34 - Máy phát điện xoay chiều

4.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm sƣ phạm

4.5.1. Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Đề tài xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả TNg sư phạm được xem xét qua các mặt như sau:

Tính khả thi của các TNTT và tiến trình tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của

TNTT đã soạn thảo: Những vấn đề cần xem xét là: hạn chế của TNTT đã chế tạo; những điểm không phù hợp của TNTT trong tiến trình DH nhóm; tính khả thi của tiến trình DH đã soạn thảo trong DH thực tiễn và hiệu quả của các tiến trình đó trong việc phát huy tính tích cực, tự lực trong hoạt động NT của HS và rèn luyện các KN.

Như vậy, có các yếu tố cần được đánh giá cụ thể trong trong TNg sư phạm là:

- Về tính khả thi của các TNTT đã khai thác và tự tạo so với yêu cầu đã đề ra,

đặc biệt ở hai khía cạnh là khoa học - kỹ thuật và sư phạm. Việc đánh giá yếu tố này căn cứ vào các biểu hiện sau:

+ Thời gian trung bình để thực hiện một TN. Đây là biểu hiện để đánh giá KN, kỹ xảo của các HS và sự hợp tác của cả nhóm khi tiến hành TNTT trong DH.

+ Tỉ lệ HS lựa chọn TNTT (so với TN sẵn có) để sử dụng, tỉ lệ HS trong nhóm tham gia lắp ráp, tiến hành TNTT trong quá trình hoạt động nhóm. Đây là biểu hiện để xem xét tính tích cực, chủ động, tự lực và hứng thú học tập với TNTT trong việc khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm nhằm tích cực hóa hoạt động NT của HS.

- 137 -

+ Trung bình về số lần hỏng hóc khi thực hiện TNTT. Biểu hiện này để xem xét, đánh giá thiết bị TN về các mặt khoa học, kỹ thuật và về mặt sư phạm nhằm điều chỉnh thiết kế, vật liệu sử dụng để gia công, chế tạo TN theo các yêu cầu đã đề ra. Tỉ lệ phương án TNTT không thành công. Đây cũng là dấu hiệu để đánh giá khả năng và phạm vi thực hiện TNTT trong DH, đồng thời cũng đánh giá về chất lượng của các phương án TN đã khai thác và tự tạo được.

+ Số lượng ý kiến đề xuất để cải tiến TN hoặc phương án TN mới mang tính khả thi, sáng tạo và phù hợp thực tiễn. Đây là dấu hiệu quan trọng giúp đánh giá hiệu quả việc phát huy tính tích cực hoạt động NT của HS, rèn luyện KN thực hành, đồng thời cũng đánh giá được khả năng của các hình thức tổ chức DH nhóm trong việc giúp HS bộc lộ khả năng tư duy, sáng tạo trong quá trình học tập trên lớp và ở nhà.

+ Tỉ lệ HS trong nhóm tham gia thu thập và xử lí kết quả từ TN là một trong những dấu hiệu giúp đánh giá tính tích cực của HS trong việc tham gia hoạt động TN với mong muốn rút ra được kết luận về vấn đề đang nghiên cứu. Qua đó để đánh giá về mức độ hoàn thành và trách nhiệm của từng cá nhân và tập thể nhóm đối với nhiệm vụ được giao.

- Về tính khả thi của tiến trình DH đã khai thác và tự tạo, việc đánh giá yếu tố

này căn cứ theo các biểu hiện:

+ Thời gian thực hiện giờ dạy. Dấu hiệu này giúp đánh giá tính khả thi về mặt thời gian, từ đó xem xét việc đáp ứng được yêu cầu vận dụng vào thực tế DH của đề

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 143)