Đánh giá định tính sau thực nghiệm sư phạm vòng 1

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 152 - 156)

8. Cấu trúc của luận án

4.5.3.1. Đánh giá định tính sau thực nghiệm sư phạm vòng 1

Ngoài việc khảo sát định tính tính tích cực trong hoạt động NT, mức độ thông hiểu và ghi nhớ kiến thức của HS qua trạng thái tâm lý biểu hiện trên nét mặt của HS như sự hăng hái, vui vẻ phấn khởi, mức độ tập trung chú ý, không khí sôi nổi của giờ học... TNg sư phạm còn xem xét các biểu hiện dấu hiệu tính tích cực của HS trong hoạt động nhóm với sự hỗ trợ của TNTT. Cụ thể là: số lần giơ tay phát biểu về phát hiện, đề xuất phương án TNTT, đề xuất tìm kiếm chất liệu, cách lắp ráp, cách tự tạo và tiến hành TN; số lần tham gia thao tác TN; số lần phát biểu có chất lượng, số lần trả lời bài tốt, số lần đề xuất phương án TN đạt yêu cầu, sự chuẩn bị trước ở nhà và hiệu quả công việc tham gia thực hành để lắp ráp, tự tạo TN và tham gia đánh giá, nhận xét kết quả TN của các nhóm khác trong lớp. Để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi đã yêu cầu GV đang DH ở các lớp ĐC cần sử dụng TNVL sẵn có hoặc các TN ảo mô phỏng trên máy tính, tổ chức DH theo cách thường sử dụng bấy lâu nay, nhất là trong tổ chức DH nhóm, để HS ở 2 khối lớp TNg và ĐC được học tập trong điều kiện như nhau về mọi mặt và cùng được học tập theo hình thức tổ chức nhóm. Kết quả được ghi nhận khách quan ở bảng 4.4 dưới đây.

- 141 -

Bảng 4.4. Thống kê một số biểu hiện về tính tích cực, chủ động và tự lực của HS trong học tập theo nhóm với sự hỗ trợ của TNTT ở trường THCS.

Nhóm

Phát biểu xây dựng bài liên quan đến TNVL (S. lượt HS tham gia)

Tham gia các hoạt động TN trong nhóm (S. lượt HS tham gia)

Đề xuất phương án TN để giải quyết nhiệm vụ học tập S. lượt XP T TC BT K S.lượt T ST TNg 2160 1980 1210 720 2340 1510 154 41 8 ĐC 1650 1120 780 320 1130 2930 63 16 2

(SL: số lượt; XP: số lượt chủ động xung phong trả lời; T: số lượt trả lời tốt, đề xuất đúng, thực hiện đúng yêu cầu đề ra; K không tham gia, chỉ ngồi xem hoặc không chú ý; BT: HS tham gia hoạt động ở bình thường, chưa tích cực; TC tham gia các hoạt động; ST: đề xuất được các phương án có yếu tố sáng tạo; những đề xuất chưa đạt yêu cầu sẽ không đánh giá).

♦ Đánh giá kết quả định tính thông qua ghi nhận diễn biến trên lớp:

+ Số lượt HS chủ động xung phong phát biểu xây dựng bài, số lượt HS trả lời câu hỏi của GV đưa ra đạt kết quả tốt, số lượt đề xuất phương án TN tốt cũng như có yếu tố sáng tạo của các lớp TNg đều cao hơn các lớp ĐC, chứng tỏ: HS ở nhóm lớp TNg đã tích cực, chủ động hơn trong học tập so với nhóm lớp ĐC.

+ Số lượt HS tham gia các hoạt động TN nhóm ở mức tích cực và bình thường của lớp TNg đều cao hơn hẳn lớp ĐC. Đặc biệt số lượt HS không tham gia tiến hành TN ở các lớp TNg (33%) thấp hơn hẳn so với ở các lớp ĐC (68%), chứng tỏ HS ở lớp TNg đã hứng thú, tích cực và chủ động hơn khi học tập với sự hỗ trợ của TNTT mà GV đã sử dụng vào DH.

+ Về vấn đề HS chủ động đề xuất phương án TN, xây dựng kế hoạch nhóm, tuy cả 2 nhóm lớp đều có yếu tố tích cực chưa cao nhưng kết quả đó đã cho thấy số lượt HS của lớp TNg tham gia đề xuất phương án giải quyết nhiệm vụ học tập cao hơn so với các lớp ĐC.

+ Qua dự giờ theo dõi diễn biến về tổ chức hoạt động nhóm và tiến hành TN của các lớp ĐC cho thấy đa số HS vẫn chỉ tiến hành một số thao tác đơn giản do GV sắp đặt trước như: mô tả lại các hiện tượng quan sát được; cả nhóm chỉ tiến hành một số thao tác hết sức đơn giản như đóng, ngắt khóa K trong quá trình tiến hành TN. Do đó, hầu như hoạt động nhóm chỉ do một vài HS giỏi thực hiện mà không cần có sự hợp tác hoặc thảo luận nhóm. Đặc biệt, có nhiều HS không hề chú ý đến các TN và các mô phỏng, minh họa mà GV biểu diễn trước lớp bởi những TN và trình chiếu đó chưa gây hứng thú và tạo động cơ học tập cho các em.

+ Ghi nhận từ dự giờ ở lớp TNg cho thấy số lượt đề xuất phương án TN không những đảm bảo yêu cầu của nội dung đặt ra mà còn thể hiện tính sáng tạo. Không khí học tập của lớp TNg trở nên sôi nổi khi GV tổ chức cho các nhóm tiến hành lắp ráp, tiến hành các TNTT có tính mới lạ với các em. Đặc biệt, HS rất hào hứng với nhiệm vụ tự học về nhà khi GV hướng dẫn các nhóm tự tạo TN để giải quyết một vấn đề gắn với thực tiễn.

- 142 -

Ví dụ: sau bài đoạn mạch nối tiếp và bài đoạn mạch song song, GV yêu cầu HS nêu phương án TNTT, vẽ sơ đồ mạch điện để tự tạo mạch điện kiểm tra điện áp, dòng điện định mức và đo công suất của các dụng cụ điện ở gia đình (chỉ đơn giản trên mô hình). Sau khi GV hướng dẫn cho các nhóm thực hiện, với tinh thần tự nguyện thì đã có rất nhiều nhóm ở lớp TNg tham gia (có nhóm chỉ 3 HS nữ vẫn đăng kí thực hiện), trong khi đó ở các lớp ĐC có số nhóm tham gia rất ít mặc dù GV đã động viên và hướng dẫn cụ thể. Các hình ảnh minh họa về sản phẩm của HS ở phần phụ lục 5.2 cho thấy ở các nhóm thuộc lớp TNg không những có số lượng TNTT nhiều hơn mà TN còn có chất lượng, hình thức đẹp hơn so với các nhóm ở lớp ĐC. Khi được hỏi về quá trình thực hiện của các nhóm ở nhà thì hầu hết các nhóm HS lớp TNg đều muốn tự lực chế tạo TN với sự hợp tác của các thành viên trong nhóm. Một số ý kiến cho rằng họ chỉ nhờ sự trợ giúp của người lớn trong một số thao tác khó. Đối với nhóm lớp ĐC, tuy có một số nhóm HS tự tạo TN nhưng các em vẫn chưa tự tin với khả năng của mình nên hầu hết đã yêu cầu người khác làm thay.

Trong tiết thực hành bài Xác định công suất của dụng cụ điện, HS ở lớp TNg đã sử dụng TNTT do nhóm mình chế tạo (các sản phẩm nếu trên) để tiến hành TN và đạt được hiệu quả DH rất cao. Hầu hết các em đã thực hiện thành công TN do mình tạo ra với tính tích cực, chủ động cao. Qua đó có thể thấy được vai trò của việc khai thác, tự tạo TN trong việc phát huy tính tích cực, tự lực và chủ động của HS trong DHVL ở trường THCS.

Kết quả TNg được ghi nhận ở bảng 4.4 còn cho thấy số lượt HS trong các nhóm không tham gia tiến hành TN ở lớp TNg vẫn còn ở mức cao và số lượt HS đề xuất phương án TN để giải quyết nhiệm vụ học tập được ghi nhận ở trên lớp còn thấp. Thực tiễn DH cho thấy nguyên nhân cơ bản là: HS vẫn chưa quen với hình thức tổ chức DH mới nói chung và làm việc theo nhóm cũng như việc tiến hành TNTT nói riêng; do một số nguyên nhân khách quan mà sự phân bố số lượng HS trên mỗi nhóm vẫn còn khá cao (thường 6 đến 8 HS), không gian lớp lại chật hẹp, vị trí chỗ ngồi của một số HS xa TN được bố trí nên các hoạt động với TN còn gặp một số khó khăn nhất định; thời gian dành cho các hoạt động đề xuất phương án của HS còn hạn chế nên HS chưa có nhiều cơ hội trình bày hết ý kiến của mình. Tuy nhiên, tỉ lệ HS không tham gia TN thường không tập trung cố định vào một số HS nhất định vì GV đã luân phiên thay đổi vai trò, nhiệm vụ của HS trong quá trình DH. Bên cạnh đó, kết quả TNg sư phạm còn cho thấy tỉ lệ HS chưa tham gia TN ở các tiết đầu và cuối TNg có sự thay đổi rõ rệt theo hướng tích cực.

♦ Đánh giá kết quả định tính thông qua thăm dò ý kiến GV và HS sau mỗi tiết dạy:

+ Về mức độ hứng thú trong học tập với TNTT: có 80% ý kiến được hỏi cho rằng việc sử dụng TNTT trong giờ học VL sẽ tạo hứng thú học tập hơn cho HS. Lý do chính mà các em đưa ra là: với TNTT các em thích hơn, nhất là được tự lắp ráp, tự lựa chọn phương án, dụng cụ TN để tiến hành TN tìm ra kiến thức cần học. Nhiều HS đã tỏ

- 143 -

ra muốn tự tạo những TN tương tự mặc dù GV không yêu cầu, điều này chứng tỏ các TN mà chúng tôi khai thác và tự tạo đã tác động tích cực đến sự tò mò, yêu thích bộ môn nói chung và các hoạt động thực hành TN nói riêng.

+ Về sự tập trung trong học tập, hăng hái tham gia phát biểu, đề xuất phương án TNTT trước lớp cũng như trong nhóm: gần 60 ý kiến trong tổng số hơn 100 HS được hỏi cho rằng việc tham gia đề xuất phương án và tiến hành TN trong hoạt động nhóm như vậy sẽ làm HS hiểu bài tốt hơn, nhanh hơn và chính xác hơn. Những ý kiến còn lại mặc dù chưa nêu rõ được điều đó nhưng HS cũng nhận thấy việc tham gia hoạt động nhóm như vậy sẽ giúp các em chú ý nhiều hơn đến những kiến thức đang học.

+ Về tính khả thi của hầu hết các TNTT sử dụng trong DH các tiết TNg sư phạm: Đa số HS đều cho rằng những TNTT có tính mới lạ, trực quan, giúp dễ hiểu bài, các TN do các nhóm HS tiến hành đều thành công, có kết quả đúng với lý thuyết. Do đó, hầu hết các nhóm đều chọn dụng cụ TNTT để thực hiện trong hoạt động nhóm mặc dù chúng tôi cung cấp đầu đủ TN giáo khoa trong các các nội dung kiến thức có TN.

+ Về tính tích cực, tự lực và chủ động hoạt động NT của HS trong tổ chức DH nhóm: qua dự giờ quan sát các biểu hiện của HS trong các khâu của tổ chức DH nhóm, các hoạt động với TN cho thấy ở nhóm lớp TNg luôn có tính tích cực, tự lực và chủ động cao hơn HS ở lớp ĐC trong học tập cũng như trong hoạt động NT; số lượng và chất lượng về các hoạt động thảo luận, hợp tác nhóm của HS ở các lớp TNg cao hơn hẳn so với các lớp ĐC.

♦ Một số hạn chế cần khắc phục sau TNg vòng 1:

+ Cần chế tạo TN với số lượng nhiều hơn để đảm bảo tổ chức hoạt động nhóm hợp lý hơn (từ 4 đến 6 HS trong mỗi nhóm) và khắc phục một số hạn chế đối với TNTT. Ví dụ: TNTT phần Điện nên làm 6 bộ để chia nhỏ số lượng HS trong lớp thành nhiều nhóm; cần có bộ phận che kín những phần chưa sử dụng để HS khỏi phân tán sự tập trung hoặc tự tiến hành những TN mà GV không yêu cầu. Do đó trong TNg sư phạm vòng 2, chúng tôi đã lựa chọn và sử dụng thêm các bộ TNTT của các lớp TNg sư phạm vòng 1 đã tự tạo. Qua quá trình TNg sư phạm, một số TNTT vẫn còn có một số trục trặc nhỏ nhưng các em cũng đã tự khắc phục được. Ví dụ: ở TN phần điện có lúc Ampe kế không hoạt động do các đầu rắc nối chưa tiếp xúc tốt. Qua những ý kiến đó đã giúp chúng tôi kịp thời khắc phục những nhược điểm và có những phản hồi tích cực đến với GV và HS.

+ Tuy GV đã tổ chức DH đúng quy trình DH nhóm với sự hỗ trợ của TN nhưng do chưa quen với việc hướng dẫn các nhóm đề xuất phương án giải quyết vấn đề, lắp ráp, bố trí và tiến hành TN... nên có tiết phân bố thời gian chưa hợp lý. Một số tiết GV chưa dành đủ thời gian cho HS tiến hành TNTT, có nhóm chưa thực hiện hết nhiệm vụ đặt ra, nhất là ở các lớp có nhiều HS yếu kém. Để khắc phục nhược điểm này, trong TNg vòng 2, chúng tôi đã trao đổi kỹ hơn với GV để cân đối lại thời gian (ở giai đoạn đề xuất phương án TN,

- 144 -

chỉ nên dừng ở 2 đến 3 phương án), điều chỉnh lại phân công nhóm HS, không tập trung nhiều HS có năng lực yếu kém vào một nhóm, giảm một số nội dung không trọng tâm...

+ Bên cạnh nhiều GV tỏ ra hứng thú, tự tin với các tiến trình dạy TNg đã đề xuất thì vẫn còn một số GV vẫn lúng túng với việc lắp ráp và tiến hành TNTT. Lý do phổ biến là họ mới được làm quen với các phương án TNTT và các tiến trình DH mới mà trước đây chưa có điều kiện tiếp xúc. Trong TNg vòng 2, chúng tôi đã cùng GV tự tạo và lắp ráp TN nhiều lần để họ chủ động hơn, thành thục hơn. Khi đã quen với các tiến trình DH TNg, chính những GV đó đã có những đề xuất hay nhằm thay đổi nội dung để các tiến trình DH lôgic hơn, phù hợp với từng đối tượng HS cụ thể. Tất cả những ý kiến đó đều được chúng tôi đáp ứng và khích lệ.

Ngoài việc đánh giá định tính, chúng tôi đã tổ chức cho HS các lớp TNg và ĐC làm các bài kiểm tra sau DH một số nội dung kiến thức nhất định. Sau đó tiến hành xử lý số liệu đánh giá định lượng kết quả TNg sư phạm của vòng 1 (trình bày ở phụ lục 1.1) bằng cách lập bảng phân phối tần suất, phân phối tần suất lũy tích, bảng phân loại theo học lực và bảng tổng hợp các tham số để làm cơ sở bước đầu cho đánh giá định lượng trong TNg sư phạm vòng 2 và đánh giá tổng hợp của quá trình TNg sư phạm của đề tài. Trong quá trình tổ chức DH và kiểm tra đánh giá kết quả HS, một số HS vắng trễ đã được chúng tôi kịp thời bổ sung, khắc phục để quá trình TNg sư phạm theo đúng kế hoạch, đảm bảo số lượng HS của các lớp như đã dự định. Bên cạnh đó, với số lượng HS trong các lớp chưa thật sự đồng đều nên việc phân nhóm phù hợp với số lượng TN thường xuyên được chúng tôi điều chỉnh hợp lý nhằm tạo cơ hội để các nhóm học tập trong điều kiện như nhau, đáp ứng yêu cầu DH mà đề tài đã đặt ra.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 152 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)