Quy trình tự tạo thí nghiệm

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 65 - 66)

8. Cấu trúc của luận án

2.3.7. Quy trình tự tạo thí nghiệm

Để thuận lợi cho GV cũng như HS tạo ra được những TN có tính khả thi, đảm bảo chất lượng và hiệu quả sử dụng trong DHVL, cần đề xuất quy trình tự tạo TN đáp ứng các mức độ khai thác, tự tạo TN, đồng thời phù hợp với loại TN được sử dụng trong DHVL ở THCS. Quy trình tự tạo TN được thực hiện theo các bước cơ bản sau [1]; [33]:

Sơ đồ 2.2. Quy trình tự tạo thí nghiệm

2. Tập hợp vật liệu và thiết bị để tự tạo thí nghiệm

- Tìm kiếm, lựa chọn và mua sắm nguyên vật liệu,thiết bị cần thiết trong đời sống hàng ngày. - Khai thác các vật liệu, thiết bị hiện có ở phòng bộ môn (sử dụng lại các chi tiết TN đã hỏng).

1. Xác định mục đích sử dụng và phƣơng án thí nghiệm tự tạo

- Xác định mục tiêu DH, nghiên cứu nội dung kiến thức, chương trình và thiết bị TN hiện có để chỉ ra những nội dung cần tự tạo TN, từ đó xác định mục đích sử dụng TN để dạy và học các kiến thức đó. - Đề xuất các phương án tự tạo TN.

- Lựa chọn phương án TNTT theo mục đích sử dụng.

3. Gia công, lắp ráp thí nghiệm

- Gia công, chế tạo các thiết bị cần lắp ráp thành bộ TN. - Lắp ráp TN theo phương án đã lựa chọn.

4. Tiến hành thí nghiệm

- Lập các bước tiến trình TN theo phương án sử dụng vào DH đã chọn. - Tiến hành TN để đánh giá tính khả thi và chỉnh sửa, hoàn thiện TNTT.

- Nếu các vật liệu, thiết bị chế tạo TN không phù hợp, TN không khả thi hoặc việc tiến hành TN chưa ph hợp mục tiêu và tiến trình DH thì cần đề xuất và lựa chọn lại phương án TN.

- 54 -

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)