8. Cấu trúc của luận án
3.3.8. Mô hình điện kế khung quay
a. Mục đích sử dụng: Sử dụng TN để nghiên cứu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của điện kế khung quay khi DH bài Lực điện từ [53].
- 94 -
b. Tập hợp vật liệu và thiết bị:
- 01 cuộn dây đồng (Φdây = 0,2 mm); - 01 nam châm chữ U; - 01 nguồn điện 3 V DC; - 02 tấm đỡ khung dây; - 01 bảng nhựa (20 x 20) cm; - 01 tấm nhựa mỏng;
- 01 lon bằng nhôm; - 01 bao diêm;
- 04 đinh găm giấy bằng sắt; - Các dây dẫn.
c. Gia công, lắp ráp TN:
- Dùng vỏ lon cắt thành kim điện kế. Quấn dây đồng cách điện quanh bao diêm (khoảng 30 - 35 vòng). Dùng tấm nhựa hoặc bìa cắt một bảng chia độ của điện kế (có vị trí 0 nằm giữa hình bán nguyệt) như hình 3.9.a.
- Dùng đinh găm vừa làm giá đỡ trục vừa làm đầu nối dẫn điện vào khung dây. - Bên dưới bao diêm được gắn 1 đinh nút sắt làm vật đối trọng (thay lò xo xoắn trong điện kế) sao cho bao diêm luôn nằm ngang và kim đứng thẳng khi không có dòng điện. Gắn nam châm chữ U, giá đỡ và kim chỉ của điện kế lên khung dây và chân đế.
d. Tiến hành TN:
- Đặt nam châm chữ U vào giữa hộp diêm có gắn khung dây.
- Điều chỉnh kim sao cho nó về vị trí 0 trên bảng chia độ, sau đó nối điện kế với nguồn điện và đóng khóa K. Quan sát hiện tượng, ta thấy kim bị lệch về một phía cho đến khi ngắt khóa K. Đổi chiều dòng điện và làm tương tự. Quan sát và rút ra nhận xét.
♦ Sử dụng TN trong DH: Mô hình TN có ưu điểm đơn giản, dễ gia công, lắp
ráp từ các vật liệu dễ kiếm nên HS có thể tự tạo điện kế để làm dụng cụ phát hiện dòng điện trong các TN về điện học ở nhà (với mức điện áp thấp an toàn từ 3 đến 6 V DC). Việc khai thác và sử dụng TN vào DH không chỉ có ý nghĩa trong việc bổ sung những TN còn thiếu mà còn tạo được hứng thú học tập cho HS qua các phương án TN mới lạ đối với các em. TN ở hình 3.9.b là sản phẩm của một nhóm HS lớp 9 tự tạo dưới sự hướng dẫn của GV.
a. b.
- 95 -