8. Cấu trúc của luận án
3.3.16. Mô hình ampe kế điện từ
a. Mục đích sử dụng: Sử dụng TN để nghiên cứu cấu tạo, nguyên tắc hoạt động
của ampe kế điện từ hoặc hỗ trợ giải bài tập TN 6 sau: Một ampe kế điện từ có cấu tạo đơn giản, gồm một cuộn dây D và một tấm sắt S đặt gần đầu cuộn dây. Tấm sắt S gắn liền với kim chỉ thị K có thể quay quanh trục O. Hãy mô tả và giải thích hoạt động
của Ampe kế khi có dòng điện đi qua cuộn dây.
b. Tập hợp vật liệu và thiết bị:
- 01 cuộn dây đồng (Φdây = 0,3 mm); - 01 vỏ lon sữa bằng sắt; - 01 ống nhựa Φ = 1,5 cm, dài 3 cm; - 02 đầu rắc cắm dẫn điện; - 01 vỏ lon bia bằng nhôm. - 01 đĩa CD nhựa;
- 01 giá đỡ; - 01 ống keo dán.
c. Gia công, lắp ráp TN:
- Dùng một đoạn ống nhựa mềm có thế uốn cong dài khoảng 3 cm, quấn dây đồng lên ống từ 100 đến 120 vòng.
- Cắt một kim chỉ thị bằng vỏ lon bia. Cắt miếng sắt hình vòng cung từ vỏ lon sữa, sau đó gắn nó vào kim chỉ thị bằng băng keo.
- Trên đĩa CD, gắn một đinh găm tại tâm đĩa, sau đó định vị kim chỉ thị lên đó.
- Gắn cuộn dây lên đĩa CD sao cho miếng sắt hình vòng cung có thể dịch chuyển ra vào trong cuộn dây dễ dàng. Dán một mặt số chia độ giữa, vị trí 0 là vị trí kim chỉ khi cân bằng.
- Gắn đĩa CD và các đầu nối dây dẫn lên giá. Nối hai đầu cuộn dây vào đầu nối điện để đưa điện vào (xem hình 3.19).
d. Tiến hành TN: Cho dòng điện đi vào cuộn dây theo yêu cầu của bài tập TN,
ta thấy kim chỉ thị bị lệch khỏi vị trí cân bằng. Ngắt dòng điện, kim quay trở về vị trí
Hình 3.19. Mô hình ampe kế điện từ.
- 107 -
ban đầu. Từ TN đó, HS sẽ dễ dàng tìm ra câu trả lời cho bài tập TN định tính về nguyên tắc hoạt động của ampe kế điện từ.
♦ Sử dụng TN trong DH: TN có thể được sử dụng trong hỗ trợ các nhóm làm
tiến hành trong tiết thực hành tại lớp và giải bài tập TN ở nhà theo hướng phát huy tính chủ động và sáng tạo của HS. Khi tổ chức DH theo hình thức này sẽ đã tạo được ưu thế sử dụng vào DH gắn quá trình học tập trên lớp với tự học ở nhà, gắn lý thuyết với thực hành và rèn luyện được các KN cho HS trong DHVL ở phổ thông.