8. Cấu trúc của luận án
2.2.3. Một số kiểu tổ chức dạy học theo nhóm
Trong DH nhóm, có thể tổ chức nhóm theo nhiều kiểu khác nhau. Tùy thuộc vào nội dung kiến thức, điều kiện cơ sở vật chất mà GV lựa chọn kiểu DH nhóm phù hợp mục đích DH. Thực tiễn DH ở trường phổ thông cho thấy thường sử dụng một số kiểu tổ chức DH nhóm như sau [14]; [34]; [46]; [87]:
2.2.3.1.Nhóm đôi bạn
GV sử dụng hình thức nhóm đôi bạn gồm hai HS khi yêu cầu các em giải quyết một vấn đề nhỏ của bài, thảo luận nhanh trong 1 đến 2 phút. Đây là hình thức HS trao đổi với bạn ngồi kế bên để giải quyết tình huống học tập do GV nêu ra bằng cách hợp tác, chia sẻ, thảo luận những thông tin mình có. Kiểu nhóm đôi bạn được sử dụng để tổ chức DHVL với các nhiệm vụ học tập đơn giản, không đòi hỏi sự hợp tác của nhiều thành viên, thường chỉ yêu cầu HS giải thích, rút ra nhận xét sau khi quan sát hiện tượng, quá trình VL mà GV biểu diễn thông qua TN. Do đó, khi vận dụng kiểu DH nhóm đôi bạn với hoạt động nhóm sử dụng TN thì nhất thiết phải có rất nhiều bộ TN.
- 34 - 2.2.3.2. Nhóm chuyên gia
Trong tổ chức nhóm kiểu chuyên gia, trước hết GV chia lớp thành nhiều nhóm và được xem đó là các nhóm gốc. Nhóm gốc gồm những HS có trách nhiệm cùng nhau tìm hiểu về những thông tin đầy đủ, trong đó mỗi HS được phân công tìm hiểu một phần của các thông tin đó. Sau đó, thành lập nhóm chuyên gia (nhóm chuyên sâu), nhóm này tập hợp những HS ở trong những nhóm xuất phát khác nhau có cùng chung một nhiệm vụ tìm hiểu những nội dung kiến thức khó, đi sâu vào một vấn đề cụ thể nào đó. Như vậy, một HS sẽ nhận nhiệm vụ từ nhóm xuất phát và cùng làm việc, trao đổi kỹ ở nhóm chuyên gia. Cuối cùng các thành viên ở nhóm chuyên gia lại trở về nhóm gốc để trình bày kết quả và thông tin đã thu thập được. Với kiểu nhóm này, trong DHVL thường tổ chức DH các nội dung kiến thức mang tính tổng hợp và có thể phân thành các vấn đề nhỏ hơn. Ví dụ: khi DH nội dung kiến thức về máy cơ đơn giản, GV yêu cầu các nhóm tìm hiểu các loại máy cơ thông thường trong đời sống như: ròng rọc, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy..., sau khi các nhóm phân công các thành viên nghiên cứu về tất cả các loại máy, GV thành lập các nhóm nghiên cứu cùng loại máy cơ để đi sâu tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động... Cuối cùng, mỗi HS sẽ trở lại nhóm ban đầu để trình bày trước nhóm vấn đề họ thu nhận được. Như vậy, tổ chức DHVL theo kiểu nhóm chuyên gia đòi hỏi cao về năng lực vốn có của HS và nội dung kiến thức VL phù hợp với thời gian tổ chức DH. Tuy nhiên trong chương trình VL phổ thông hiện nay có rất ít nội dung đáp ứng yêu cầu này, nhất là trong tổ chức DH có sử dụng TN. Kiểu DH nhóm chuyên gia thường phù hợp với việc tổ chức các buổi học tập ngoại khóa theo chuyên đề VL vui, trao đổi các chủ đề về vận dụng kiến thức VL vào thực tiễn cuộc sống.
2.2.3.3.Nhóm kim tự tháp
Trong tổ chức DH theo kiểu nhóm kim tự tháp, đầu tiên GV nêu một vấn đề cho các nhóm HS làm việc độc lập. Sau đó, ghép hai nhóm HS thành một nhóm mới để các em chia sẻ ý kiến của nhóm mình. Kế đến, các nhóm tiếp tục ghép lại để tập hợp thành nhóm... Cuối cùng, cả lớp sẽ cùng tạo nên kết quả học tập bao gồm tất cả nội dung của các nhóm nhằm giải quyết chung một vấn đề đặt ra. Ví dụ trong DHVL ở phổ thông, GV yêu cầu HS tự tạo một chiếc máy cẩu điện dựa vào kiến thức Điện học ở VL lớp 9. Sau khi mỗi nhóm được phân công nhiệm vụ tự tạo một chi tiết trong các bộ phận của chiếc máy cẩu đó như: nam châm điện, động cơ truyền động, cần trục, bộ phận điều khiển... thì sẽ tập hợp lại để lắp ráp thành chiếc máy cẩu hoàn chỉnh. Do mỗi nhóm chỉ tiến hành một phần trong nhiệm vụ chung nên phù hợp với năng lực HS nhưng hiệu quả
- 35 -
tổ chức DH theo kiểu nhóm kim tự tháp sẽ khó đạt được yêu cầu cao vì các em chỉ nghiên cứu một phần trong nội dung tổng thể hoặc thường bị chi phối bởi kết quả của những nhóm khác... Vì vậy, trong DH các nội dung kiến thức VL mới, việc vận dụng kiểu nhóm này vẫn còn rất hạn chế, thông thường chỉ sử dụng trong DH ôn tập, vận dụng cuối chương hoặc cuối học kỳ, khi HS đã được chuẩn bị trước về kiến thức cũng như đủ thời gian cần thiết để tổ chức DH.
2.2.3.4.Nhóm nhỏ
Trong DH theo kiểu nhóm nhỏ, GV chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm từ 4 đến 6 HS để thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. Mỗi nhóm có một nhóm trưởng và một thư ký, các vai trò này thường được luân phiên thay đổi. Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cho các thành vên trong nhóm và điều khiển nhóm hoạt động để thực hiện nhiệm vụ của nhóm. Các thành viên trong nhóm thảo luận thống nhất để đưa ra ý kiến chung và sẽ trình bày kết quả làm việc trước lớp sau khi đã thực hiện xong nhiệm vụ của nhóm.
Kiểu nhóm nhỏ thường được sử dụng để giải quyết các nhiệm vụ liên quan đến các hoạt động so sánh hoặc trao đổi. Trong hoạt động trao đổi, mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau (nhưng cùng một chủ đề), sau đó trao đổi và giải quyết vấn đề của nhóm mình đối với nhóm khác. Trong hoạt động so sánh, tất cả các nhóm cùng giải quyết một vấn đề, sau đó so sánh cách giải quyết khác nhau giữa các nhóm. Do đó, những nội dung kiến thức VL phù hợp với tổ chức DH theo nhóm nhỏ thường là: bài học có nhiều vấn đề, nhiều đơn vị kiến thức nhỏ (nhưng liên quan nhau trong một mối liên hệ chung) cần giải quyết trong một thời gian để trao đổi kết quả cho nhau hoặc các bài học có dung lượng không lớn, các nhóm có thể đồng loạt làm việc để so sánh kết quả với nhau. Như vậy, các bài học nghiên cứu hiện tượng, quá trình VL thông qua việc sử dụng TN để thu thập số liệu, xử lý kết quả và rút ra kiến thức cần học sẽ rất phù hợp với loại nhóm nhỏ, bởi vì để thực hiện được nhiều thao tác TN trong một thời gian ngắn phải cần đến sự hỗ trợ, hợp tác của nhiều thành viên.
Ngoài ra, tổ chức DHVL theo nhóm nhỏ sẽ thuận lợi để GV tổ chức DH cùng một TN có thể khảo sát với nội dung kiến thức khác nhau hoặc cùng một đơn vị kiến thức có thể sử dụng các phương án TN khác nhau. Tất cả đồng thời diễn ra trong cùng một thời gian, qua đó các nhóm có thể trao đổi hoặc so sánh, đối chiếu nhiều kết quả TN khác nhau để rút ra kết luận chung, những điểm thống nhất về kiến thức cần học... Do đó, không những tiết kiệm về thời gian, mở rộng, khắc sâu nhiều nội dung kiến thức mà còn
- 36 -
tạo hứng thú, niềm tin khoa học cho HS khi các em được bình đẳng trao đổi, hợp tác để đi đến một kết quả thống nhất từ các nhiệm vụ học tập độc lập nhưng tổng hòa trong sự gắn kết chung. Bên cạnh đó, theo kết quả nghiên cứu trình bày trong cuốn “Các phương
pháp dạy học hiệu quả” của các tác giả Robert J.Marazano, Debra J. Pickering, Jane E.
Poleock [59] cho thấy: hoạt động nhóm để r n luyện KN thực hành và các thao tác TN sẽ có hiệu quả cao nhất khi số người trong nhóm khoảng 4 đến 6 HS và khi trong nhóm có đủ các loại trình độ HS trung bình, khá và giỏi khác nhau [60]; [62].
♦ Cấu trúc của tổ chức dạy học theo nhóm nhỏ.
Với các kiểu DH nhóm khác nhau sẽ có những cách tổ chức DH khác nhau. Thực tiễn DH cho thấy với số lượng HS trong mỗi lớp học từ 30 đến 35 em, để DH các nội dung kiến thức VL ở THCS hiện hành thì việc chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS thường có nhiều thuận lợi nhất [12]. Thực tiễn DHVL cho thấy kiểu DH nhóm nhỏ rất phù hợp với việc tổ chức các hoạt động nhóm liên quan đến thực hành TN như gia công, lắp ráp, tiến hành TN, thảo luận để tìm các giải pháp giải quyết vấn đề, tình huống học tập đặt ra thông qua TN hoặc rèn luyện các KN, kỹ xảo.
Theo Thái Duy Tuyên, PPDH hợp tác theo nhóm nhỏ từ 4 đến 6 HS là mới đối với đa số GV, với cấu trúc chung của một tiết học theo hợp tác nhóm nhỏ sẽ như sau: làm việc chung cả lớp (nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ NT, tổ chức nhóm, giao nhiệm vụ và hướng dẫn các cách làm việc nhóm); làm việc theo nhóm (phân công trong nhóm, cá nhân làm việc độc lập rồi trao đổi hoặc tổ chức thảo luận trong nhóm và cử đại diện trình bày kết quả làm việc theo nhóm); tổng kết trước lớp (các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, thảo luận chung và GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tập tiếp theo) [86]. Như vậy, nguyên nhân chính của việc DHVL theo nhóm nhỏ được vận dụng phổ biến và thuận tiện một phần là do tổ chức DH theo ba bước cơ bản nên khá đơn giản, ít mất thời gian, phù hợp với số lượng HS và không gian lớp học bình thường. Bên cạnh đó, với số lượng từ 5 đến 6 nhóm trong một lớp học, GV sẽ dễ điều hành và quản lý các nhóm khi thảo luận, tiến hành các hoạt động DH phổ biến như đề xuất phương án giải quyết vấn đề, lựa chọn dụng cụ, lắp ráp TN... trong DH trên lớp cũng như tổ chức hướng dẫn tự học ở nhà.
Đồng quan điểm với tác giả Thái Duy Tuyên, các tác giả Nguyễn Văn Cường và Bernd Meier cũng chia tiến trình DH nhóm nhỏ thành ba giai đoạn cơ bản là: nhập đề giao nhiệm vụ; làm việc nhóm; trình bày và đánh giá kết quả. Do đó, có thể vận dụng cấu trúc đó vào DHVL ở trường phổ thông theo hình thức tổ chức DH nhóm nhỏ từ 4 đế 6 HS theo sơ đồ sau [12]; [86]:
- 37 -
Sơ đồ 2.1. Cấu trúc tổ chức DH nhóm trong DHVL ở trường phổ thông