8. Cấu trúc của luận án
3.3.6. Mô hình điện kế
a. Mục đích sử dụng: Sử dụng TN để mô tả nguyên tắc hoạt động của điện kế khung quay, tác dụng từ của dòng điện hoặc hỗ trợ giải bài tập TN 4 để tìm hiểu nguyên tắc, cấu tạo của điện kế sau:Một điện kế được tạo ra gồm: một cuộn dây tròn, trong lòng
a. S N A D C B b.
- 92 -
cuộn dây có một thanh nam châm nằm thăng bằng vuông góc với trục cuộn dây và có thể quay quanh một trục đặt giữa thanh. Khi nhìn từ phía trước, nếu chiều của dòng điện qua cuộn dây chạy theo chiều kim đồng hồ (nhìn từ phía trên cuộn dây) thì kim chỉ thị quay
sang bên nào? Hai chốt của cuộn dây có cần đánh dấu dương hay âm không? [24]; [53]
b. Tập hợp vật liệu và thiết bị:
- 01 ống nhựa dài 5 cm, Φ = 6 cm; - 01 kim nam châm nhỏ; - 01 cuộn dây đồng (Φdây = 0,3 mm); - 02 đầu nối điện;
- 01 mặt chia độ bằng nhựa; - 01 bảng nhựa (8 x 15) cm; - 01 vỏ lon nhôm; - 01 mẫu xốp hoặc cao su.
c. Gia công, lắp ráp TN:
- Quấn đều 3.000 vòng dây Φ = 0,3 mm lên ống nhựa.
- Cắt một kim chỉ thị bằng vỏ lon nhôm, sau đó gắn cố định lên kim nam châm bằng keo dán.
- Cắt mẫu xốp hình tròn gắn bên trong ống nhựa. Gắn một chiếc đinh nhọn trên tấm xốp để làm trục đặt kim nam châm.
- Cố định các đầu nối điện và cuộn dây lên bảng nhựa. Nối hai đầu cuộn dây vào đầu nối điện và gắn mặt chia độ làm mặt số của điện kế (xem hình 3.7).
d. Tiến hành TN: Cho dòng điện chạy vào dây dẫn như yêu cầu của đề bài tập TN, ta
thấy kim chỉ thị bị lệch khỏi vị trí ban đầu. Đổi chiều dòng điện, kim chỉ thị lệch về hướng ngược lại. Từ đó HS sẽ dễ dàng đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi của bài tập TN trên.
♦ Sử dụng TN trong DH: Mặc dù đã có nhiều phương án TN phục vụ DH nội dung nhưng với sự đơn giản và thuận lợi, TN có thể được sử dụng vào một trong các cách sau: TN khảo sát khi nghiên cứu kiến thức mới, tiến hành TN trong tiết thực hành hoặc củng cố, luyện tập qua bài tập TN 4.