Tổ chức thực hành với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc của luận án

2.4.4.2. Tổ chức thực hành với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo

Quá trình chuẩn bị và tổ chức DH thực hành trên lớp với sự hỗ trợ của TNTT cụ thể như sau:

Giai đoạn chuẩn bị.

- Chuẩn bị của GV. Do tiết thực hành TN thường diễn ra sau một phần, một chương

nên GV cần xác định trước mục đích và các phương án TN sẽ sử dụng để chuẩn bị về: nội dung kiến thức liên quan; kế hoạch tổ chức (số nhóm, vị trí và nhiệm vụ của nhóm); thiết bị, vật liệu theo các phương án TN đã chọn (GV và HS cùng chuẩn bị); mẫu báo cáo thực hành, phiếu học tập và tài liệu hướng dẫn thực hành (nếu cần). Trên cơ sở đó, GV có thể điều chỉnh một số nội dung, các bước tiến hành để phù hợp với điều kiện cơ sở vật, đối

- 63 -

tượng HS cụ thể của từng lớp và hướng dẫn HS ôn tập và chuẩn bị một số vật liệu cần thiết.

- Chuẩn bị của HS. HS cần ôn tập kiến thức đã học, chuẩn bị một số vật liệu,

dụng cụ mà GV yêu cầu, theo sự phân công của nhóm trưởng.

Giai đoạn tổ chức thực hành trên lớp.

DH thực hành TN trên lớp thường phổ biến với nhóm nhỏ từ 4 đến 6 hoặc 5 đến 7 HS tùy theo điều kiện thực tế, quy trình tổ chức thực hiện theo các bước sau:

- Bước 1: Làm việc chung cả lớp.

+ GV chia nhóm, cử nhóm trưởng và thư ký (có thể thực hiện trước tiết thực hành) và ôn tập các kiến thức VL có liên quan.

+ Nêu chủ đề, giao nhiệm vụ cho các nhóm dựa trên định mục đích, yêu cầu của bài thực hành và các phương án TN được sử dụng. Tùy vào mức độ hỗ trợ của TNTT trong bài thực hành mà GV cung cấp thiết bị, vật liệu kết hợp với sự chuẩn bị của HS và hướng dẫn cụ thể cho các nhóm tiến hành TN. Cụ thể như: chọn vật liệu, dụng cụ để gia công TN; lắp ráp TN; tiến hành TN; thu thập số liệu, kết quả; nhận xét, rút ra kết luận và trình bày báo cáo kết quả thực hành. Trong thực hành với sự hỗ trợ của TNTT, GV có thể tổ chức cho các nhóm thảo luận đề xuất phương án TNTT, lập kế hoạch tiến hành và dự kiến kết quả. Đối với các TNTT cần làm mẫu một số thao tác gia công, lắp ráp thì GV có thể tiến hành trước lớp hoặc sử dụng các trình chiếu, mô phỏng. Trước khi yêu cầu HS làm việc nhóm, GV cần phân công vị trí làm việc và thời gian cụ thể nhằm tạo tính chủ động cho HS.

- Bước 2: Làm việc theo nhóm.

Khác với tiết DH kiến thức mới, ở giai đoạn này HS được phát huy tính chủ động, tự giác cao hơn, thời gian và các thao tác TN trong làm việc nhóm sẽ nhiều hơn. Với sự hỗ trợ của TNTT, các nhóm thực hành theo mức độ mà GV định sẵn. Cụ thể là:

+ Nhóm trưởng phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong nhóm: thực

hiện theo nội dung kế hoạch và các nhiệm vụ hoạt động nhóm trong bài thực hành.

+ Gia công thiết bị TN theo phương án TNTT. Chọn vật liệu và gia công thiết

bị TN là một trong những công việc phức tạp nhất trong bài thực hành. Do đó, GV có thể phân công, hướng dẫn HS chuẩn bị, tìm kiếm, lựa chọn vật liệu để gia công ở nhà hoặc trong các buổi học trước đó. Việc gia công với sự hợp tác, hỗ trợ tích cực của các thành viên trong nhóm cần được tiến hành nhanh gọn, phù hợp với điều kiện ở trên lớp học. Ví dụ trong bài thực hành phần Điện học thuộc chương trình VL lớp 9:

Xác định điện trở của dây dẫn bằng vôn kế và ampe kế, GV có thể yêu cầu HS tự tạo

một điện trở bằng dây dẫn có chiều dài, tiết diện và chất liệu do các tự em xác định trước. HS sẽ tiến hành đo chiều dài, tiết diện và xác định chất liệu của điện trở, sau đó

- 64 -

quấn vào một ống nhựa để tạo thành một điện trở mẫu. GV có thể tổ chức cho nhóm trao đổi điện trở đó để tiến hành TN xác định trị số điện trở bằng vôn kế và ampe kế.

- Lắp ráp TN. Khi thực hiện lắp ráp TN trong tiết thực hành có thể gồm nhiều

thao tác hơn so với tiết DH kiến thức mới, nhất là sau khi gia công, HS cần tiến hành lắp ráp các chi tiết thành bộ TN, sau có thể tiếp tục lắp ráp TN với các dụng cụ khác theo yêu cầu của bài thực hành (như lắp mạch điện, lắp dụng cụ lên giá hoặc đấu nối thiết bị TNTT với các dụng cụ, thiết bị TN khác...). Do đó, mặc dù trong quá trình các nhóm làm việc, GV chỉ đóng vai trò quan sát, đánh giá nhưng khi các nhóm gặp trở ngại trong gia công, lắp ráp thì GV phải kịp thời hướng dẫn, tháo gỡ khó khăn hoặc cung cấp thêm thiết bị để quá trình thực hành TN của các nhóm diễn ra đúng kế hoạch.

+ Tiến hành TN, thu thập và xử lý kết quả: Việc tiến hành TN để thu thập số

liệu, xử lý kết quả thường được tiến hành tương tự với hoạt động nhóm trong DH kiến thức mới. Tuy nhiên, kết quả TN nói riêng và kết quả làm việc nhóm nói chung phải gắn với mục đích của bài thực hành.

+ Thảo luận, rút ra nhận xét và kết luận. Các kết quả TN cần được cả nhóm tích

cực thảo luận, tự đánh giá và đi đến thống nhất, đó cũng chính là kết quả chung của nhóm sẽ được trình bày, đánh giá trước lớp và viết báo cáo thu hoạch sau tiết thực hành. Do đó kết quả chung của nhóm cần được các thành viên thống nhất ý kiến.

- Bước 3: Làm việc chung.

+ Các nhóm cử đại diện trình bày kết quả hoạt động nhóm. GV tổ chức các nhóm trình bày kết quả, nhận xét kết quả cũng như đánh giá hiệu quả làm việc của các nhóm. Khi thực hành với TNTT, GV còn tổ chức đánh giá trước lớp các sản phẩm TN mà các nhóm đã tự tạo hoặc KN thực hiện các thao tác gia công, lắp ráp để tự tạo TN (theo các yêu cầu của việc tự tạo TN đã nêu trên).

- Đánh giá kết quả của các nhóm. GV cần đưa ra những nhận xét cụ thể về quá

trình thực hiện nhiệm vụ của các nhóm nhằm kịp thời khắc phục những hạn chế của từng nhóm và động viên những nhân tố tích cực để HS rút kinh nghiệm cho những bài thực hành sau hoặc tự học ở nhà. Để giúp các em ôn tập, vận dụng kiến thức đã học, GV cần kết hợp hướng dẫn tự học và tổ chức r n luyện các KN thực hành TN ở nhà trên cơ sở khai thác, sử dụng TNTT đơn giản.

♦ Viết báo cáo thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

Viết báo cáo thực hành với TNTT không những giúp HS trình bày lại kết quả của việc tiến hành TN, thu tập và xử lý kết quả theo khả năng của mình mà còn rút ra được bài học kinh nghiệm của việc đề xuất những ý tưởng sáng tạo và r n luyện KN thực hành trong khai thác, tự tạo TN của mình và các bạn. Qua đó HS có thể tự đánh

- 65 -

giá được năng lực bản thân và tìm giải pháp tiếp tục tự học và tự r n luyện.

Quy trình tổ chức DH thực hành TN theo DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT được cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.4. Quy trình tổ chức DH thực hành TN theo nhóm với sự hỗ trợ TNTT.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)