Thí nghiệm từ phổ Đường sức từ

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 113 - 114)

8. Cấu trúc của luận án

3.3.12. Thí nghiệm từ phổ Đường sức từ

1- Phương án 1

GV có thể sử dụng TN để hỗ trợ tổ chức hoạt động nhóm trong nghiên cứu từ phổ của nam châm. TN được dùng để DH bài Từ phổ đường sức từ (SGK VL 9, trang 63), và bài Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua (SGK VL 9, trang 65), nội dung chi tiết được trình bày ở phần phụ lục 3 mục 3.1.2.2.

2- Phương án 2

a. Mục đích sử dụng: TN được sử dụng để xác định đường sức từ của ống dây có

dòng điện chạy qua khi DH nội dung từ trường của ống dây có dòng điện (SGK VL 9).

b. Tập hợp vật liệu và thiết bị:

- 01 cuộn dây đồng (Φdây = 1,0 mm); - 01 tấm giấy bóng nhựa;

- 05 đến 7 la bàn nhỏ; - 01 khóa K;

- 01 bảng nhựa (8 x 15) cm; - 02 dầu nối điện; - 01 nguồn điện 3V DC; - Các dây dẫn điện.

c. Gia công, lắp ráp TN: Quấn dây đồng có hình dạng như 1 chiếc lò xo ống

tròn có Φ = 3,0 cm. Cố định ống dây vào bảng nhựa, lồng vào giữa ống dây một tấm giấy bóng nhựa để làm chỗ đặt các la bàn nhỏ.

Hình 3.15. TN ứng dụng của nam châm điện

- 102 -

d. Tiến hành TN:

- Sắp xếp các la bàn vào các vị trí khác nhau như hình 3.16, quan sát vị trí ban đầu của các kim nam châm theo từ trường quả đất.

- Nối ống vòng dây với nguồn rồi đóng khóa K. Quan sát sự sắp xếp lại của các kim nam châm liên tục nhau theo những đường cong nhất định.

- Đánh dấu và nối các đường cong tạo bởi các kim nam châm, ta có hình dạng đường sức từ của ống dây có dòng điện. Để thấy rõ đường mô hình các đường sức từ khi số lượng la bàn không nhiều, cần

dịch chuyển la bàn ở nhiều vị trí khác nhau và đánh dấu các kim nam châm. Từ đó xác định được các đường sức từ do ống dây tạo ra khi có dòng điện chạy qua. Đổi chiều dòng điện, quan sát và vẽ đường sức từ tương tự trên.

Sử dụng TN trong DH: Các TN giáo khoa để DH nội dung này thường tạo tính trực quan về hình dạng các đường sức từ nên HS thường thiếu tính tích cực trong học tập. Với TNTT trên, HS cần phải thảo luận với các bạn, tự tay thay đổi vị trí của các la bàn (với số lượng la bàn nhất định) để xác định đường sức từ của ống dây có dòng điện chạy qua nên phát huy được tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 113 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)