Các tham số thống kê đặc trưng

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 151 - 152)

8. Cấu trúc của luận án

4.5.2.Các tham số thống kê đặc trưng

Với mục đích so sánh kết quả các bài kiểm tra của HS ở các lớp TNg và ĐC, lập bảng số liệu từ kết quả kiểm tra, tính toán và xử lý theo các tham số thống kê đặc trưng gồm: trung bình cộng X (đặc trưng cho sự tập trung của số liệu), độ lệch chuẩn S (đo mức độ phân tán của số liệu quanh giá trị trung bình, S có giá trị càng nhỏ chứng tỏ số liệu càng tập trung xung quanh giá trị trung bình) và hệ số biến thiên V (để so sánh mức độ phân tán của số liệu). Các tham số thống kê đặc trưng gồm [10]:

♦Trung bình cộng

Công thức 4.1

Với fi = tần số xuất hiện của biến cố xi. Cụ thể: trong luận án này thì fi là số HS đạt điểm xi, còn xi là điểm số từ điểm 1 đến điểm 10.

♦Phương sai và độ lệch chuẩn

- Phương sai: Công thức 4.2 - Độ lệch chuẩn: Công thức 4.3 ♦Hệ số biến thiên Công thức 4.4

♦Sai số tiêu chuẩn

Công thức 4.5

♦Kiểm định thống kê

Để kiểm định chính xác kết quả nghiên cứu, nghĩa là chứng minh được kết quả học tập của HS các lớp chọn làm lớp TNg cao hơn kết quả học tập của HS các lớp được

- 140 -

chọn làm lớp ĐC là có ý nghĩa thống kê, tiến hành PP kiểm định giả thiết về giá trị trung bình của tổng thể (kiểm định tổng thể t) theo các bước sau đây:

+ Bước 1: Đặt giả thiết H0 và H1. Với giả thiết H0: Sự khác biệt giữa điểm trung bình của hai nhóm ĐC và TNg là không có ý nghĩa thống kê.

Với giả thiết H1: Sự khác biệt giữa điểm trung bình của hai nhóm ĐC và TNg là có ý nghĩa thống kê.

+ Bước 2: Để đi đến việc chọn giả thiết H0 hay bác bỏ giả thiết H0, chọn giả thiết H1 hay bác bỏ giả thiết H1 theo sai số đã chọn phải tính tổng thể t ứng với sai số đã chọn theo công thức 4.6 sau:

  TN DC 2 2 TN DC TN DC X - X Z S S N N Công thức 4.6

So sánh t của tổng thể với t để kết luận về giả thiết, cụ thể:

- Nếu t  t thì bác bỏ giả thiết H0, chấp nhận giả thiết H1, tức là sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm TNg và điểm trung bình của nhóm ĐC là có ý nghĩa thống kê.

- Nếu t < t thì bác bỏ giả thiết H1, chấp nhận giả thiết H0, tức là sự khác nhau giữa điểm trung bình của nhóm TNg và điểm trung bình của nhóm ĐC là không có ý nghĩa thống kê. Chọn sai số loại I:  = 0,05 nghĩa là khoảng tin cậy 95%. Theo thống kê toán học kiểm định giả thiết hai đuôi (theo phân phối Student) ta có: t= t0,05 [10].

4.5.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 151 - 152)