8. Cấu trúc của luận án
3.3.10. Thí nghiệm ứng dụng các loại mạch điện
1- Mạch điện sử dụng trong kiểm tra bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan nhiều lựa chọn.
a. Mục đích sử dụng: TN được sử dụng để hướng dẫn HS vận dụng kiến thức
đã học về đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song vào tự lắp các mạch điện đố vui từ các dụng cụ điện thông thường. Qua đó r n luyện các KN thực hành và năng lực sáng tạo cho HS.
b. Tập hợp vật liệu và thiết bị:
- 01 bảng điện; - 01 biến thế nguồn (220 V - 1 A, 3 V) hoặc 02 pin 1,5 V DC;
a. b.
- 98 - - 04 đ n LED; - 01 bóng đ n 3 V- 0,5 A; - 09 khóa K; - Các dây nối.
c. Gia công, lắp ráp TN:
- Dùng các thiết bị điện để mắc mạch điện gồm:
+ Ở mặt trước của bảng điện gắn 4 khóa KA, KB, KC, KD nối tiếp với các đ n LED có màu sắc khác nhau tương ứng ở các vị trí A, B, C và D.
+ Ở mặt sau của bảng lắp 4 khóa KA’, KB’, KC’, KD’ được nối tiếp với mỗi đ n và các khóa KA, KB, KC, KD tương ứng ở phía trước.
- Dùng nguồn điện 2 pin hoặc biến áp nguồn nối với đ n báo và khóa K để điều khiển chung toàn mạch điện. Tất cả được gắn trên một bảng điện nhựa hoặc gỗ và đặt trên chân đế để HS dễ quan sát từ xa, xem hình 3.13.a.
d. Tiến hành TN: Khi tổ chức DH hoặc ôn tập củng cố, GV tiến hành sử dụng
mạch điện TN trên theo thức tự sau:
- Bước 1: GV nêu câu hỏi trắc nghiệm và các phương án lựa chọn để HS suy nghĩ (bằng lời, viết bảng, trình chiếu trên máy tính hoặc trên bảng con, xem hình 3.13.b)
- Bước 2: GV đóng một trong bốn khóa KA’, KB’, KC’, KD’ (phía sau bảng). - Bước 3: Tổ chức kiểm tra kết quả trả lời của HS, các nhóm hoặc cá nhân HS trả lời theo cách lựa chọn phương án đúng. Khi chọn phương án nào HS đóng khóa KA, KB, KC, KD ở (phía trước) tương ứng. Nếu phương án chọn nào đúng thì đ n sẽ phát sáng.
- Bước 4: Khi chưa chọn được phương án đúng, HS có thể tiếp tục suy nghĩ để chọn lại phương án khác.
Ngoài cách tổ chức DH theo các bước trên, có thể tổ chức theo cách ngược lại, tức là GV cho phép HS chọn trước phương án trả lời, sau đó đóng một trong các khóa KA, KB, KC, KD, GV sẽ đưa ra đáp án để HS quan sát trên bảng điện của nhóm. Nếu nhóm nào có đ n sáng lên sẽ được ghi điểm, như vậy sẽ tạo được hứng thú học tập cho HS.
♦ Sử dụng TN trong DH: Dựa vào kiến thức đã học về mạch điện nối tiếp, song
a. b.
- 99 -
song ở lớp 9, GV có thể hướng dẫn HS tự lắp ráp mạch điện ở nhà để tổ chức các hội thi đố vui hoặc trò chơi dưới dạng trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhiều lựa chọn sử dụng cho các môn học. Ưu điểm của TN dễ tiến hành, chế tạo đơn giản từ các vật dụng thông dụng trong gia đình và phạm ứng dụng của TN cho nhiều bài, nhiều môn học khác.
2- Trò chơi “Ai khéo tay”
Sử dụng TN vào DH bài Đoạn mạch nối tiếp hoặc vận dụng sau bài này (xem phụ lục 3 mục 3.1.1.1). Tổ chức DH theo các bước sau:
- Tổ chức trò chơi trên lớp: nêu mục đích trò chơi, hướng dẫn cách chơi, tổ chức chơi và đánh giá.
- Tổ chức DH: yêu cầu HS giải thích nguyên tắc của mạch điện, vẽ sơ đồ và nêu cách lắp ráp và tiến hành TN.
- Hướng dẫn thực hành: GV hướng dẫn HS tự tạo dụng cụ ở nhà để sử dụng luyện tập hoặc tổ chức thi làm đồ dùng DH trong giờ ngoại khóa.
Ngoài cách thực hiện trên, GV có thể tổ chức theo thứ tự ngược lại. Ví dụ: hướng dẫn các nhóm dựa vào kiến thức lớp 7 để thực hành, tự tạo mạch điện ở nhà; sử dụng mạch điện để DH tại lớp bài Đoạn mạch điện nối tiếp, Đoạn mạch song song (SGK VL 9, trang 11, 14); tổ chức trò chơi để củng cố, luyện tập kiến thức và tạo hứng thú học tập, qua đó đánh giá sản phẩm TNTT của các nhóm.
3- Trò chơi “Xâu kim”
Sử dụng TN để nghiên cứu về đoạn mạch nối tiếp, đoạn mạch song song và hỗ trợ hoạt động nhóm trong tự tạo TN ở nhà (xem phụ lục 3 mục 3.1.1.2). Các bước sử dụng TN được thực hiện tương tự trên.
4. Mạch điện kiểm tra trong trắc nghiệm ghép đôi
a. Mục đích sử dụng: TN được sử dụng để HS vận dụng kiến thức về đoạn mạch nối tiếp, song song để thực hành luyện tập lắp mạch điện kiểm tra và sử dụng giải quyết bài tập trắc nghiệm ghép đôi có các nội dung tùy chọn.
b. Tập hợp vật liệu và thiết bị:
- 12 đinh găm giấy bằng sắt; - 01 tờ giấy bạc ở bao thuốc lá; - 02 kẹp điện có dây nối; - 01 tấm bìa cứng;
- 01 đ n LED; - 01 viên pin nút 3 V DC;
- Một số dụng cụ như dao, kéo, bút dạ, hồ dán.
c. Gia công và lắp ráp TN:
- Lắp ráp 1 mạch điện gồm đ n LED, 1 đầu nối kẹp sắt với 1 cực của nguồn điện (pin) và nối tiếp với đinh ghim sắt ở cột A, 1 đầu đ n LED nối với kẹp điện và
- 100 - đinh ghim sắt ở cột B.
- Dùng các đinh ghim sắt đính vào tấm bìa tại các vị trí dán câu hỏi ở 2 cột A và B, các đinh găm từng cặp được nối với nhau bằng giấy bạc ở phía sau (giấy bạc được cắt thành từng dải dài để thay dây dẫn điện). Dán các câu hỏi và câu trả lời ở 2 cột A và B ở mặt trước, xem hình 3.14.
d. Tiến hành TN: HS đọc câu hỏi ở cột A và trả
lời ở cột B (chọn ghép câu đúng ở cột A với B). Để kiểm tra kết quả, dùng 2 đầu dây kẹp vối 2 đinh sắt tương ứng với phương án lựa chọn. Nếu trả lời đúng, đ n sẽ sáng; nếu trả lời sai thì đ n sẽ không sáng. Trước khi kiểm tra các lựa chọn, GV cần thử mạch điển để HS thấy khi thông mạch thì đ n sẽ sáng.
♦ Sử dụng TN trong DH: Phương án TN khá
đơn giản nên HS có thể tự tạo ngay tại lớp chỉ với các dụng cụ đơn giản như dao, kéo, bút, giấy bìa và một số dụng cụ điện thông dụng.