Mô hình máy biến thế

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 128 - 129)

8. Cấu trúc của luận án

3.3.22. Mô hình máy biến thế

1- Phương án 1: Mô hình máy biến thế đơn giản. Với phương án TN khá đơn

giản, dễ chế tạo nên hỗ trợ hiệu quả cho các nhóm trong tiến hành TN tại lớp khi nghiên cứu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của máy biến thế. Qua đó giúp HS vận dụng kiến thức vào thực tiễn để tìm hiểu các loại máy biến thế trong kỹ thuật (xem phụ lục 3 mục 3.1.2.10).

2-. Phương án 2: Thí nghiệm nghiên cứu cấu tạo và vận hành máy biến thế

a. Mục đích sử dụng: TN được sử dụng tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động

của máy biến thế trên nhiều dạng khác nhau (dạng mạch từ hở và dạng mạch từ kín).

b. Tập hợp vật liệu và thiết bị:

- 02 lõi thép chữ L; - 01 cuộn dây đồng (Φdây = 0,3 mm);

- 06 đinh vít; - 01 nguồn điện xoay chiều có nhiều cấp điện áp ra; - 01 kẹp giấy; - 01 vôn kế xoay chiều;

- 01 cuộn băng keo cách điện; - 01 bảng nhựa nhỏ làm chân đế. c. Gia công, lắp ráp TN:

- Quấn băng keo cách điện lên các lõi thép sau đó quấn tiếp dây đồng thành 2 cuộn dây sơ cấp và thứ cấp của một máy biến thế. Ở cuộn sơ cấp có các đầu dây tương ứng là: 0; 150; 300 và 450 vòng. Ở cuộn thứ cấp có các đầu dây tương ứng là: 0; 100 và 200 vòng (xem hình 3.29.a).

- Gắn hai thanh nhựa có lỗ lên hai cuộn dây với các đinh vít làm đầu nối dẫn điện. Cố định một chiếc kẹp giấy vào giá đỡ để thuận lợi cho việc định vị các lõi thép khi cần thay đổi hình dạng của máy biến thế như: ở vị trí nằm ngang thì mạch từ hở hoặc nằm thẳng đứng thì mạch từ kín (xem các hình 3.29.b,c).

- 117 -

d. Tiến hành TN:

- Đưa cho mỗi nhóm HS hai cuộn dây có lõi sắt và yêu cầu các nhóm đề xuất

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)