Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 146 - 147)

8. Cấu trúc của luận án

4.4.2. Phương pháp tiến hành thực nghiệm sư phạm

Quá trình TNg sư phạm được tiến hành qua 2 lần, thành 2 vòng ở các năm học 2013 - 2014 và 2014 - 2015 với tổng số 388 HS ở các lớp TNg và 389 HS ở các lớp ĐC. Đề tài chọn hình thức TNg sư phạm song song, dạy cho lớp TNg và lớp ĐC cùng một GV đã được trường phân công, chỉ khác là: ở lớp TNg dạy theo tiến trình đã soạn thảo, còn ở lớp ĐC dạy bình thường theo giáo án GV đang sử dụng.

Chúng tôi dự giờ cả lớp TNg và ĐC, ghi chép lại mọi diễn biến của giờ học, chụp ảnh các tiết dạy. Các hoạt động được ghi nhận tập trung vào các vấn đề chính sau:

- Sự phân bố thời gian cho các hoạt động DH trong các tiết, đặc biệt chú trọng đến thời gian tiến hành tổ chức hoạt động nhóm và tiến hành TNTT của GV và HS.

- Cách sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm trong các hoạt động DH trên lớp của GV theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực hoạt động NT của HS.

- Vận dụng các PP và phương tiện tổ chức DH nhóm trong tiết học theo các hoạt động trên lớp và hướng dẫn tự học ở nhà.

- 135 -

- Tính tích cực trong hoạt động NT của HS thông qua thái độ học tập, trạng thái tâm lý, sự biểu hiện định tính về tinh thần hăng say phát biểu, thảo luận trong nhóm và trước lớp, tính tự giác, tích cực và chủ động tham gia các hoạt động học tập như số lượt chủ động xung phong phát biểu, đề xuất phương án giải quyết vấn đề tốt, lựa chọn đúng dụng cụ, lắp ráp bố trí TN, tiến hành TN, hình thức và chất lượng sản phẩm TN của các nhóm tự tạo... Ngoài việc ghi nhận số lượt HS tích cực học tập còn lưu ý đến các HS không tham gia hoặc chỉ tham gia các hoạt động học tập ở mức bình thường, chưa tích cực và ghi nhận những đề xuất của HS có yếu tố sáng tạo về TNTT…

- Về định lượng của tính tích cực hoạt động NT của HS được đánh giá trên cơ sở sự hiểu bài, nắm chắc kiến thức, thể hiện qua các bài kiểm tra sau mỗi tiết học, mỗi phần hoặc sau mỗi chương.

Bên cạnh việc quan sát giờ học và tiến hành các bài kiểm tra, sau mỗi tiết dạy, chúng tôi thường xuyên trao đổi với GV và HS để cùng rút kinh nghiệm về tổ chức các hoạt động DH trên lớp cũng như việc hướng dẫn, giám sát việc tự học ở nhà của HS. Thường xuyên có sự điều chỉnh để nâng cao dần hiệu quả DH sau mỗi tiết theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của HS, nhất là kết hợp DH kiến thức mới với r n luyện các KN thực hành và hướng dẫn tự học ở nhà cho HS.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 146 - 147)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)