Thí nghiệm tác dụng từ của nam châm điện

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 98 - 99)

8. Cấu trúc của luận án

3.3.2. Thí nghiệm tác dụng từ của nam châm điện

a. Mục đích sử dụng: TN được sử dụng để nghiên cứu các bài Tác dụng từ của

dòng điện - Từ trường, Lực điện từ (SGK VL 9, trang 61, 73) và các bài tập TN có nội dung về tác dụng từ của dòng điện [53]; [72].

b. Tập hợp vật liệu và thiết bị:

- 01 cuộn dây đồng tròn Φ = 3 cm (Φdây = 0,3 mm); - 01 la bàn;

- 01 bảng nhựa (8 x 10) cm; - 01 tấm xốp;

- 01 nguồn điện 3 V DC; - 01 cuộn keo dán;

- 01 lõi thép; - Các dây dẫn điện.

c. Gia công, lắp ráp TN: Quấn dây đồng vào rãnh của ống nhựa để tạo cuộn dây. Cắt một tấm xốp kích thước (8 x 6) cm, xẻ rãnh tấm xốp để cố định cuộn dây theo phương thẳng đứng, để từ trường tác dụng lên kim la bàn mạnh nhất. Gắn tấm xốp lên bảng nhựa, nối hai đầu cuộn dây vào nguồn điện và khóa K, ta có TN

như hình 3.2. Hình 3.2. TN tác dụng từ

- 87 -

d. Tiến hành TN: Đóng và ngắt khóa K để điều khiển dòng điện đi qua cuộn dây. Quan sát và nhận xét chuyển động của kim nam châm đặt gần cuộn dây.

Có thể thay đổi từ tính của nam châm điện bằng cách đưa vào trong lòng ống dây một lõi thép. Với TN này, HS tiến hành TN đơn giản, có thể quay cuộn dây và kim nam châm theo nhiều hướng khác nhau.

Sử dụng TN trong DH: TNTT đơn giản, dễ chế tạo nên có thể sử dụng phương án TN này để tổ chức tự học cho HS ở nhà để củng cố, vận dụng kiến thức để giải bài tập TN về tác dụng từ của dòng điện.

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 98 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)