Các mức độ hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 77)

8. Cấu trúc của luận án

2.4.5.1. Các mức độ hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo

Tổ chức và hướng dẫn HS tự học theo nhóm ở nhà với việc khai thác, sử dụng TNTT là quá trình nối tiếp của DH trên lớp. Các nhóm sẽ tự tạo TN để củng cố, luyện tập vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống, đồng thời r n luyện các KN, kỹ xảo. Để tự học ở nhà có hiệu quả, đòi hỏi HS phải tích cực, chủ động và sáng tạo trong hoạt động của cá nhân cũng như hợp tác với các bạn trong nhóm. Kết quả tự học của HS không chỉ thể hiện qua sự phát triển trình độ NT và KN thực hiện thành thục các thao tác TN mà còn biểu hiện ở chất lượng của các sản phẩm TNTT được các em làm ra. Qua đó giúp GV có căn cứ đánh giá HS và thay đổi quá trình DH của mình cho phù hợp. Dựa

Tổ chức thực hành TN trên lớp

2. Làm việc theo nhóm

1. Làm việc chung: chia nhóm, nêu chủ đề, giao nhiệm vụ cho nhóm, cung

cấp thiết bị, vật liệu và hướng dẫn các nhóm tiến hành các bước thực hành TN

Gia công thiết bị

theo phƣơng án TN Tiến hành TN, thu thập và xử lý kết quả

3. Làm việc chung: các nhóm trình bày và đánh giá kết

quả thực hành TN

Viết báo cáo thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn (có thể tiến hành ở nhà)

Giai đoạn chuẩn bị: GV và HS cùng chuẩn bị nội dung kiến thức liên quan, vật

liệu, dụng cụ cho phương án TNTT được sử dụng trong tiết thực hành.

Lắp ráp TN

Phân công nhiệm vụ cho các thành viên

- 66 -

vào tính chủ động, sáng tạo của HS trong tự học theo nhóm ở nhà với sự hỗ trợ của TNTT, có thể xác định các mức độ hỗ trợ sau:

- Mức độ 1: GV nêu phương án TN, hướng dẫn HS cách gia công, lắp ráp và tiến

hành TN.

- Mức độ 2: GV nêu phương án TN, các nhóm tự đề xuất tìm kiếm vật liệu, cách

gia công, lắp ráp và tiến hành TN.

- Mức độ 3: HS tự đề xuất phương án TN, sau đó tìm kiếm vật liệu, tự gia công,

lắp ráp và tiến hành TN.

2.4.5.2. Tổ chức tự học theo nhóm ở nhà với sự hỗ trợ của TNTT

Quá trình học tập là quá trình xảy ra thường xuyên, lâu dài, học trong nhà trường, học ngoài xã hội hay học trong lớp và học ở nhà. Luật Giáo dục đã khẳng định: “Phương pháp giáo dục không chính quy phải phát huy vai trò chủ động, khai

thác kinh nghiệm của người học, coi trọng việc bồi dưỡng năng lực tự học”. Do đó,

việc rèn luyện cho HS năng lực, thói quen tự học ở nhà là sự tiếp nối cần thiết của hoạt động DH trên lớp. Hoạt động tự học ở nhà đòi hỏi tính tự lực của HS cao, vì vậy khai thác, sử dụng các phương tiện DH trong đó có TNTT có thể làm giảm nhẹ khó khăn cho HS trong quá trình tự học ở nhà là thực sự cần thiết [75]; [76].

Để tổ chức tốt tự học ở nhà theo nhóm với sự hỗ trợ của TNTT, cần có sự chuẩn bị về kế hoạch tổ chức, các thiết bị và phương án TNTT cần hỗ trợ theo các mức độ phù hợp với nhiệm vụ tự học của nhóm. Bên cạnh việc hướng dẫn tự học về nhà cho HS (thường được tổ chức vào cuối các tiết học bài mới hoặc trong tiết luyện tập trên lớp) thì GV cũng cần có kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả tự học của HS (thông qua các hình thức kiểm tra bài cũ, kiểm tra trình độ NT của HS trong các giờ luyện tập, kiểm tra và đánh giá KN, kỹ xảo về thao tác thực hành TN thông qua các tiết thực hành hoặc trong các giờ học ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo…)

Quá trình tổ chức tự học theo nhóm ở nhà cho HS với sự hỗ trợ của TNTT được thực hiện theo các bước sau:

Làm việc chung cả lớp.

GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự học để củng cố, luyện tập kiến thức, KN

với sự hỗ trợ của TNTT ở nhà. Sau khi chia nhóm, thường theo kiểu nhóm nhỏ, cố định

về thành phần nhằm tạo thuận lợi cho HS ở các địa bàn lưu trú hoặc cùng sở thích, cùng tổ nhóm mà các em lựa chọn, GV cử nhóm trưởng điều hành và thư ký (có thể chỉ tiến hành cho lần đầu tiên). GV sẽ nêu nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự học với sự hỗ trợ của TNTT theo mục tiêu và kế hoạc định trước. Sau đó dành thời gian để các thành viên của nhóm thảo luận nắm bắt nhiệm vụ tự học, xác định đúng mục đích, yêu cầu cần củng cố và luyện tập bằng TNTT ở nhà.

- 67 -

Tùy vào mức độ hỗ trợ và độ phức tạp của TNTT mà GV hướng dẫn các nhóm đề xuất phương án TN, tìm kiếm vật liệu và có kế hoạch r n luyện một số KN, các thao tác gia công, lắp ráp và tiến hành TN cho HS. Nhiệm vụ cho các nhóm thực hiện có thể là các vấn đề xuất phát từ tình huống thực tiễn cuộc sống gắn liền với một hiện tượng, quá trình VL cần được trực quan hóa qua TN, các bài tập TN, hoặc được cụ thể bằng nhiệm vụ tự tạo TN cho một nội dung nào đó. Để giải quyết các nhiệm vụ đó, đòi hỏi các nhóm tự học phải tự tạo TN, sau đó tiến hành TN để kiểm chứng, giải thích hoặc vận dụng, đánh giá vấn đề cần nghiên cứu. Để tạo thuận lợi cho các nhóm tự học khi không có sự điều khiển, giám sát của GV, cần cung cấp cho các nhóm tài liệu hướng dẫn TN, hướng dẫn cách tìm kiếm vật liệu, cách gia công, lắp ráp và tiến hành TN theo thiết kế sẵn hoặc các video, tranh ảnh minh họa về TN đã được GV tự tạo trước đó (khi sử dụng các mức hỗ trợ 1 và 2).

Làm việc theo nhóm ở nhà.

- Lên kế hoạch làm việc nhóm theo nhiệm vụ được giao, phân công nhiệm vụ

cho các thành viên trong nhóm thực hiện dưới sự điều hành của nhóm trưởng. Trong

làm việc theo nhóm ở nhà với các nhiệm vụ thực hiện gồm hành động, thao tác như: đề xuất phương án TN, tìm kiếm vật liệu, thiết bị, gia công, lắp ráp và tiến hành TN, xử lý kết quả... đòi hỏi cả nhóm phải thảo luận để xây dựng kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên.

- Tìm kiếm vật liệu, gia công thiết bị theo phương án TN của nhóm. Do tiến hành ở nhà nên các em có nhiều thời gian và không gian hơn so với trong lớp học, HS có thể tiến hành nhiều lần, lựa chọn các phương án khác nhau để cho ra kết quả tốt nhất. HS có thể giải quyết các công đoạn của việc gia công TN vào những thời điểm khác nhau sao cho thuận lợi, phù hợp với hoàn cảnh thực tế. HS có thời gian để tìm kiếm các nguyên vật liệu tốt nhất, gia công sao cho dung cụ đạt đến mức hoàn hảo cao nhất mà kĩ năng HS có thể đạt đến được. Bên cạnh đó, HS có điều kiện tham khảo các loại sách báo khác nhau, có thể trao đổi với bạn, anh (chị) hoặc ba (mẹ)...

- Lắp ráp, tiến hành TN để rút ra nhận xét và kết quả. HS có thể tiến hành tương tự với các hoạt động này ở trên lớp mà GV đã hướng dẫn và r n luyện cho các em. Tuy nhiên, các vấn đề được sử dụng trong tổ chức tự học cho HS thường là các vấn đề mang tính tổng hợp (có thể phức tạp) nên đòi hỏi các thành viên phải hợp tác, hỗ trợ nhau cùng giải quyết, thậm chí cần phải có sự tư duy sáng tạo của mỗi HS.

- Tự đánh giá kết quả tự học của nhóm. Trong tự học ở nhà, vì không có sự giám sát của GV nên tính tự lực của HS được đề cao, nếu gặp khó khăn thì chính bản thân HS tự giải quyết trước, sau đó mới đến sự cố vấn, giúp đỡ của các bậc cha mẹ, thầy cô. Do đó, vấn đề tự đánh giá kết quả của nhóm một cách nghiêm túc góp phần nâng cao chất lượng tự học của các em. Các em có thể tự đánh giá dựa trên các tiêu

- 68 -

chí mà GV đã hướng dẫn hoặc kế hoạch thực hiện mà các nhóm đã lập ra.

- Thảo luận, thống nhất ý kiến về kết quả tự học. Kết quả tự học với sự hỗ trợ

của TNTT thường không chỉ sự tiến bộ về NT và KN mà còn là các sản phẩm TNTT được các em tạo ra. Do đó, việc thảo luận, thống nhất ý kiến về sản phẩm TN nhằm giúp mỗi thành viên nắm bắt được toàn bộ quá trình thực hiện nhiệm vụ nhóm và giúp chỉnh sửa, hoàn thiện sản phẩm với chất lượng cao nhất.

Làm việc chung.

Tổ chức đánh giá kết quả tự học. Vấn đề đánh giá kết quả tự học có thể tiến hành

với cả nhóm hoặc với từng thành viên theo các hình thức như: kiểm tra bài cũ, bài kiểm tra viết, quan sát thao tác của HS trong thực hành TN hoặc tổ chức hoạt động ngoại khóa, hội thi để đánh giá sản phầm TNTT của HS. Trong đánh giá sản phẩm TNTT của HS, đại diện các nhóm sẽ báo cáo kết quả trước lớp để các bạn cùng đánh giá, tranh luận và đưa ra nhận xét, góp ý tích cực về các nhóm khác. GV có thể chỉ đóng vai trò là người tổ chức, HS có thể tự đánh giá lẫn nhau, qua đó kích thích hứng thú và phát huy tính tích cực, tự lực và chủ động của HS trong học tập.

Các bước tổ chức tự học với sự hỗ trợ của TNTT được cụ thể qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.5. Quy trình tổ chức tự học ở nhà theo nhóm với sự hỗ trợ TNTT. (1),(2),(3): Các mức độ hỗ trợ của TNTT trong tự học ở nhà.

1. Làm việc chung cả lớp:

GV giao nhiệm vụ và hướng dẫn HS tự học để củng cố, luyện tập kiến thức, KN với sự hỗ trợ của TNTT ở nhà.

2. HS tự làm việc theo nhóm tại nhà:

- Lập kế hoạch làm việc nhóm theo nhiệm vụ được giao. - Phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm.

- Tìm kiếm vật liệu, gia công thiết bị theo phương án TN của nhóm.

- Lắp ráp, tiến hành TN để rút ra nhận xét và kết quả. - Tự đánh kết quả tự học.

- Thảo luận, thống nhất ý kiến về kết quả tự học.

GV nêu phương án và hướng dẫn cách tự tạo và tiến hành TN.

GV nêu phương án TN, các nhóm tự đề xuất cách tự tạo và tiến hành TN.

(1)

(3) (2)

Tổ chức hoạt động ngoại khóa hoặc trải nghiệm sáng tạo để đánh giá kiến thức, KN và sản phẩm TNTT của HS. Tổ chức đánh giá

kết quả tự học.

- 69 -

Theo các tác giả Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Quế [70] để tổ chức tự học với TNTT cho HS, ngoài bài tập TN ở nhà, GV có thể sử dụng loại bài luyện tập bằng TN thực hành và quan sát VL mang tính ứng dụng thực tiễn cuộc sống. TN thực hành quan sát VL ở nhà là các TN không lặp lại nguyên si các TN ở lớp, phải có những nét mới, không đơn thuần tiến hành TN để NT mà còn mang tính vận dụng, củng cố và ứng dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. Như vậy, với các ưu điểm của TNTT nêu trên, việc tổ chức cho HS củng cố, luyện tập bằng TNTT hỗ trợ hoạt động nhóm trong tự học ở nhà của HS là một trong những hình thức học tập phát triển năng lực hoạt động trí tuệ - thực tiễn của HS, tăng cường rõ rệt hứng thú học tập, tạo niềm vui của sự thành công trong học tập cho HS. Nhờ vậy, chất lượng kiến thức được nâng cao, KN, kỹ xảo thực hành TN của HS được hình thành và phát triển vững chắc. Tuy nhiên, khi HS tự học ở nhà nên không có sự giám sát, hướng dẫn của GV, do đó việc đánh giá kết quả học tập, quá trình tự học của HS sẽ rất khó. Để đánh giá kết quả tự học của HS, ngoài việc đánh giá trình độ NT thông qua điểm số, còn đánh giá các KN thao tác thực hành TN và sản phẩm TNTT của HS. Cụ thể thể thực hiện theo các bước sau:

- Xác định các tiêu chí sử dụng trong đánh giá HS về tự tạo TN mà GV sử dụng vào DH. Ví dụ GV cần xác định rõ các tiêu chí liên quan đến TNTT như: đề xuất phương án TN; đề xuất các dụng cụ, vật liệu có thể sử dụng trong lắp ráp TN; các KN cơ bản để gia công, chế tạo; tính khả thi của kế hoạch thực hiện mà HS đề xuất; chất lượng của sản phẩm TN của HS tự tạo được...

- Xây dựng các mức độ cho từng tiêu chí. Thông thường với việc sử dụng TNTT hỗ trợ tổ chức DH nhóm thì có thể đánh giá mức độ NT của HS về nội dung kiến thức VL đang nghiên cứu và mức độ đã thực hiện nhiệm vụ với chất lượng sản phẩm TN được các nhóm tự tạo. Như vậy, với hình thức tổ chức DH này, GV có thể đánh giá cả NT và KN trong suốt quá trình học tập của HS.

- Quy đổi thành điểm số theo các mức đánh giá và tiến hành thử nghiệm, chỉnh sửa để hoàn thiện.

- Khi sử dụng vào đánh giá quá trình học tập của HS, các tiêu chí phải được GV xác định trước khi hướng dẫn HS thực hiện để tạo tính khách quan và giúp HS định hướng trước được quá trình thực hiện của mình.

Dựa vào quy trình tổ chức và các bước đánh giá kết quả tự học ở nhà của HS, đề tài vận dụng vào việc khai thác, sử dụng TNTT hỗ trợ DH nhóm để tổ chức DHVL lớp 9 THCS trong TNg sư phạm.

- 70 -

2.4.6. Quy trình thiết kế tiến trình dạy học nhóm với sự hỗ trợ của thí nghiệm tự tạo

Chuẩn bị cơ sở vật chất và việc soạn thảo tiến trình tổ chức DH là khâu chuẩn bị quan trọng cho quá trình tổ chức DH trên lớp hoặc hướng dẫn HS tự học ở nhà. Quy trình thiết kế tiến trình DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT gồm 5 bước, được thực hiện như sau:

Sơ đồ 2.6. Quy trình thiết kế tiến trình DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT.

Bước 1: Xác định mục tiêu DH. Việc xác định mục tiêu DH giúp GV chọn lựa và định hướng đúng quá trình thiết kế tiến trình DH theo hình thức tổ chức DH nhóm với sự hỗ trợ của TNTT trong từng bài học cụ thể của chương trình VL ở THCS.

Bước 2: Nghiên cứu nội dung kiến thức để chỉ ra những đơn vị kiến thức phù

hợp tổ chức DH nhóm và sử dụng TNTT. Sau khi chia bài học theo từng đơn vị kiến

thức cụ thể, cần nghiên cứu các nội dung kiến thức có thể tổ chức DH nhóm và sử dụng các phương án TNTT để hỗ trợ DH nhóm. Để thực hiện hiệu quả bước này, cần trả lời các câu hỏi sau: Những nội dung kiến thức nào trong bài có thể tổ chức DH nhóm? KN nào trong mục tiêu DH có thể được r n luyện qua hoạt động nhóm? Trong những nội dung có thể tổ chức DH nhóm, nội dung nào phù hợp với việc sử dụng TN và TNTT để hỗ trợ tổ chức các hoạt động nhóm?

Bước 3:Xác định các mức độ hỗ trợ của TNTT vào tổ chức DH nhóm. Dựa vào nội dung kiến thức cụ thể, hình thức tổ chức nhóm và mức độ có thể phát huy tính tích cực, chủ động của HS trong hoạt động NT để xác định mức độ hỗ trợ của TNTT vào tổ chức DH nhóm. Bên cạnh đó, việc xác định mức độ hỗ trợ cũng cần dựa trên điều kiện về

Một phần của tài liệu Khai thác, sử dụng thí nghiệm tự tạo hỗ trợ tổ chức, dạy học nhóm một số kiến thức phần điện học, điện tử học Vật lý lớp 9 Trung học cơ sở. (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)