8. Cấu trúc của luận án
2.1.4. Vận dụng phương pháp dạy học tích cực trong dạy học vật lý theo hướng tập trung
trung ở học sinh
Học tập là một quá trình NT có sự đòi hỏi cao ở tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, quá trình đó phải diễn ra trong chính chủ thể và do chủ thể quyết định. GV chỉ là người giúp cho quá trình đó diễn ra đúng, nhanh và có hiệu quả với tư cách là người tổ chức, hướng dẫn và điều khiển hoạt động NT của HS. Đổi mới PPDH theo hướng chuyển từ DH tập trung ở GV sang DH tập trung ở HS đòi hỏi phải tăng cường tích cực, chủ động và tự lực hoạt động NT của HS. Thực tiễn DH cho thấy: người học không thể tích cực, chủ động khi người dạy chỉ sử dụng các PPDH thụ động; cần phải tăng cường vận dụng các PPDH tích cực theo từng đặc thù DH bộ môn. Ví dụ trong DHVL ở trường phổ thông, GV cần vận dụng các PPDH thực nghiệm, PPDH mô hình, PPDH nhóm, PPDH dự án... [67]; [90] để phát huy tính tích cực, chủ động trong hoạt động NT cho HS.
- 29 -
Theo các tác giả Nguyễn Kỳ và Trần Bá Hoành thì PPDH tích cực có 5 đặc trưng cơ bản là: DH hướng vào HS, DH chú trọng đến hoạt động của HS; DH tích cực là dạy cho HS PP học; tăng cường học tập cá thể và phối hợp với hợp tác giữa các HS; kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS. Dựa vào các đặc trưng đó, việc vận dụng PPDH tích cực trong DHVL theo hướng tập trung ở HS cần đảm bảo các yêu cầu sau [28]; [39]:
♦ DHVL hướng vào HS.
HS là đối tượng của hoạt động dạy nhưng đồng thời là chủ thể của hoạt động học. HS cần được đặt vào những tình huống của đời sống thực tế để buộc các em phải trực tiếp quan sát, thảo luận, tiến hành TN, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ của mình trong hoạt động NT về hiện tượng, quá trình VL cần nghiên cứu. Từ đó, HS vừa nắm được kiến thức và KN mới, vừa nắm được PP “làm ra” kiến thức và KN đó, qua đó có cơ hội để bộc lộ và phát triển tư duy sáng tạo. Dạy theo cách này thì GV nhất thiết phải tổ chức, hướng dẫn để HS hành động, tích cực tham gia các hoạt động học tập. Do đó, trong DHVL ở trường phổ thông, HS phải được tham gia các hoạt động quan sát trực quan các hiện tượng, quá trình VL, tiến hành các TN kiểm tra, khảo sát để giải quyết các bài toán NT hoặc tự tìm tòi, khám phá để rút ra kiến thức cần nghiên cứu.
♦ DHVL chú trọng đến hoạt động của HS.
Mục đích học tập hiện nay đã phát triển từ học để biết đến học để hành rồi đến học để thành người, một con người tự chủ, năng động và sáng tạo. Do đó, theo PP tích cực, DH không chỉ đơn giản là cung cấp tri thức mà phải hướng hành động. Jean Piaget quan niệm trí thông minh của trẻ phát triển nhờ sự đối thoại giữa chủ thể hoạt động với đối tượng và môi trường [30]. Như vậy, trong quá trình DH, thông qua việc tổ chức, hướng dẫn các hoạt động học tập cho HS, các em sẽ tự lực khám phá những điều mình chưa biết chứ không thụ động tiếp thu tri thức đã được GV sắp đặt [28]; [38]; [39]. Do đó, trong DHVL ở trường phổ thông, nếu GV lựa chọn các hình thức tổ chức DH theo hướng chú trọng đến tích cực hóa hoạt động NT của HS, từ việc tổ chức các hoạt động hợp tác, thảo luận trong việc thực hiện các thao tác vật chất như lắp ráp, tiến hành TN và rút ra kết luận đến các thao tác tư duy sáng tạo, tư duy trí tuệ... để tự lực tìm ra bản chất của các hiện tượng, quá trình VL thì hiệu quả DH sẽ được nâng cao rất nhiều.
♦ DHVL chú trọng dạy PP tự học cho HS.
DH tích cực xem việc r n luyện PP học tập cho HS không chỉ là một biện pháp nâng cao hiệu quả DH mà còn là một mục tiêu DH. Cốt lõi của PP học tập là PP tự học. Do đó, nếu HS được r n luyện PP, KN, thói quen, ý chí tự học sẽ tạo lòng ham
- 30 -
học và khơi dậy nội lực vốn có trong các em, lúc đó kết quả học tập sẽ tăng lên rất nhiều. Vì vậy, người ta nhấn mạnh mặt hoạt động trong quá trình DH, sự nỗ lực trong chuyển biến từ học thụ động sang học chủ động nhằm phát triển năng lực tự học của HS. Do đó, để nâng cao chất lượng DH, quá trình DHVL không chỉ diễn ra ở trên lớp mà còn tổ chức cho HS tự học ở nhà, trong các giờ ngoại khóa hoặc trong trải nghiệm sáng tạo về các hiện tượng, quá trình VL trong tự nhiên, vận dụng các kiến thức VL gắn liền với thực tiễn cuộc sống... [38]; [49].
♦ DHVL theo hướng tăng cường học tập cá thể và phối hợp với hợp tác giữa các HS.
Trong một lớp học, trình độ kiến thức, tư duy của HS thường không đồng đều tuyệt đối nên việc áp dụng PPDH tích cực phải có sự phân hóa về cường độ, tiến độ thực hiện nhiệm vụ học tập. Thực tiễn DH cho thấy không phải mọi kiến thức, KN, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Trong DHVL ở trường phổ thông, việc tổ chức DH một số nội dung kiến thức sẽ đạt được hiệu quả khi GV vận dụng phối hợp giữa học tập có thể với học tập hợp tác nhóm của nhiều HS. Khi học tập theo hợp tác nhóm, HS luôn có sự chủ động, tự giác phối hợp, giúp đỡ nhau, mỗi HS đều được thảo luận, chia sẻ ý kiến cá nhân, do đó vai trò của mỗi cá nhân không bị mất đi mà được tổng hòa vào một kết quả chung nên hiệu quả và chất lượng học tập đạt được sẽ rất cao. Ví dụ trong DHVL ở trường THCS, vấn đề tổ chức hoạt động học tập cho HS thông qua sử dụng TNVL là cần thiết và phù hợp đặc thù DH bộ môn khoa học thực nghiệm. Tuy nhiên, để thực hiện các thao tác như lắp ráp, tiến hành TN, xử lý kết quả TN, rút ra kiến thức VL cần nghiên cứu... thì mỗi cá nhân HS khó đảm bảo hết, nhất là trong thời gian quy định của DH trên lớp. Với hình thức tổ chức DH theo nhóm từ 4 đến 6 HS thì các nhiệm vụ đó sẽ trở nên đơn giản và phù hợp với khả năng, nhu cầu học tập của các em [28]; [36]; [44].
♦ Kết hợp đánh giá của GV với tự đánh giá của HS trong DHVL.
Trong PPDH tích cực, GV không còn giữ độc quyền đánh giá HS mà phải hướng dẫn HS phát triển KN tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Tuy nhiên, để tổ chức hiệu quả vấn đề này thường gặp nhiều khó khăn bởi vì kết quả NT của HS sẽ không được bộc lộ nếu các em có cơ hội trình bày hoặc thực hiện các thao tác vật chất và tư duy cụ thể. Trong DHVL, thông qua các hoạt động học tập hợp tác nhóm với sự hỗ trợ của TN thì vấn đề HS tự đánh giá lẫn nhau và đánh giá của GV sẽ không còn là công việc khó khăn. Thông qua hình thức tổ chức DH đó, GV có thể thu thập được nhiều thông tin bổ ích để kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và chỉ đạo hoạt động học của HS. Ví dụ:
- 31 -
thông qua việc tổ chức các nhóm HS gia công, lắp ráp, tiến hành TN, GV không những đánh giá được kiến thức, KN mà còn đánh giá được năng lực tư duy sáng tạo của HS trong quá trình DH [68]; [77]; [78]; [79]; [83].
Mặc dù các PPDH tích cực có những ưu điểm nổi trội nhưng vận dụng PPDH tích cực không có nghĩa là gạt bỏ các PPDH truyền thống như thuyết trình, giảng giải... mà vận dụng PPDH tích cực là khai thác và sử dụng phối hợp các PPDH đó một cách có hiệu quả với sự hỗ trợ của TN và các phương tiện DH trực quan. Do đó, từ các đặc trưng nêu trên, đổi mới PPDH tích cực trong DHVL theo hướng DH tập trung ở HS đòi hỏi phải chú trọng đến việc vận dụng các PPDH tích cực như: PPDH thực nghiệm, PPDH nhóm, PPDH dự án, PP bàn tay nặn bột... với sự hỗ trợ của TN và các phương tiện DH khác. Tổ chức DH nhóm là một trong những hình thức tổ chức DH tích cực, phù hợp với DHVL ở trường phổ thông hiện nay. Như vậy, để nâng cao chất lượng, hiệu quả DHVL ở phổ thông thì việc tăng cường sử dụng TN hỗ trợ tổ chức DH nhóm là vấn đề tất yếu và hết sức cần thiết [28]; [38]; [39].