8. Cấu trúc của luận án
2.2.1. Khái niệm dạy học nhóm
Trong lý luận DH có nhiều định nghĩa khác nhau về DH nhóm:
Tác giả Phan Trọng Ngọ cho rằng: Thảo luận theo nhóm là phương pháp trong đó lớp học được phân chia thành nhóm nhỏ để tất cả các thành viên trong lớp đều được làm việc và thảo luận về một vấn đề cụ thể và đưa ra ý kiến chung của nhóm
mình về vấn đề đó [47].
Theo tác giả Nguyễn Hữu Châu: Học hợp tác là việc sử dụng các nhóm nhỏ để học sinh làm việc c ng nhau nhằm tối đa hóa kết quả học tập của bản thân mình cũng
như người khác [8].
Đối với nhóm tác giả Lê Công Triêm, Nguyễn Đức Vũ, Trần Thị Tú Anh thì cho rằng: Phương pháp thảo luận nhóm là phương pháp mà trong đó giáo viên chia cấu tạo bài học (hay một phần của bài) dưới dạng các bài tập nhận thức hay vấn đề nêu lên để học sinh c ng trao đổi, mạn đàm với nhau, trình bày ý kiến cá nhân hoặc
đại diện của một nhóm trước toàn lớp [84].
Mặc dù có nhiều cách định nghĩa khác nhau về DH nhóm của các tác giả nêu trên, nhưng nhìn chung những định nghĩa đó đều thống nhất ở chỗ xem DH nhóm là quá trình DH mà HS làm việc theo nhóm để giải quyết những nhiệm vụ học tập mà GV đưa ra, trong đó đòi hỏi mỗi thành viên của nhóm phải tích cực, chủ động hợp tác
- 32 -
và hỗ trợ nhau để giải quyết nhiệm vụ chung. Do đó, có thể hiểu khái niệm DH nhóm như sau: DH nhóm là quá trình tổ chức DH trong đó GV sắp xếp HS trong lớp thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó HS trong nhóm tích cực, tự lực và chủ động trao đổi, cùng phối hợp làm việc
để hoàn thành nhiệm vụ học tập chung của nhóm [46].